Trong dịp này, khi sứ đoàn An Nam đi qua các châu phủ Trung Hoa đều bị họ gọi là di quan di mục, nghĩa là quan lại mọi rợ. Khi sứ đoàn đến Quế Lâm, Lê Quý Đôn viết th− cho quan Tổng trấn Quảng Châu để phản đối cách gọi này. Với uy tín và học vấn của Lê Quý Đôn, triều đình Trung Hoa đành phải chấp nhận bỏ những danh từ miệt thị khinh khi này và gọi sứ đoàn là An Nam Cống sứ.
Đến nay, ng−ời ta vẫn còn truyền tụng lại những câu chuyện thú vị, ca ngợi tài năng uyên bác của ông trong dịp đi sứ Tàu.
Một vị quan triều Thanh, cũng có tiếng là uyên thâm, nghe tiếng Lê Quý Đôn có trí nhớ kỳ lạ, mới bày cách để thử tài ông. Ông này dẫn Lê Quý Đôn đến chùa xem văn bia, cạnh ngôi chùa có con sông, thủy triều lên rất mạnh. Chờ đến khi thủy triều dâng tới chân bia, vị này mới dẫn ông tới xem. Sau đó, trên đ−ờng về, ông ta hỏi:
- Tiên sinh thấy nội dung bài văn bia thế nào? Lê Quý Đôn thản nhiên đọc lại vanh vách, không sai một chữ.
Vị quan nọ ngạc nhiên đến sửng sốt, không thốt lên lời. Nguyên do là chữ Hán cổ viết từ trên xuống d−ới, từ phải qua trái, n−ớc lại ngập từ d−ới lên. Vị quan nọ chắc mẩm Lê Quý Đôn có tài thánh cũng không đọc nổi. Thế mà, ông nhớ không sót một chữ. Thì ra, Lê Quý Đôn đọc từ d−ới lên
trên, theo mực n−ớc dâng. Biết đ−ợc điều đó, vị học giả ng−ời Tàu kinh ngạc thốt lên: “Ông là bậc kỳ tài x−a nay hiếm”.
Trong thời gian đi sứ, ông mang theo một số tác phẩm của mình. Các vị Nho thần ng−ời Tàu truyền nhau xem và rất thán phục. Đề đốc Quảng Tây Chu Bội Liên, một học giả có tiếng đời Thanh, nhận xét: “N−ớc tôi có nhiều nhân tài, nh−ng những ng−ời có tài nh− sứ quân chỉ đ−ợc có một vài”.
Năm 1764, ông xin về trí sĩ, đóng cửa viết sách. T−ơng truyền, thời gian này, có sứ nhà Thanh sang, tới cửa ải thì dừng lại không đi nữa, mà chỉ đ−a một tấm vóc, có đề một chữ rất lạ, và nhắn chừng nào giải đ−ợc, thì sứ mới vào n−ớc.
Vua, chúa hội cả quần thần lại hỏi, chẳng ai đoán ra chữ gì cả, chúa lo lắm. Các quan tâu rằng phải hỏi Lê Quý Đôn thì may ra mới giải đ−ợc.
Chúa sai ng−ời đến mời Lê Quý Đôn giải. Ông bảo xin vua gửi cho sứ nhà Thanh một tấm áo cầu1, họ sẽ tức khắc đến ngay. Vua chúa, quần thần cũng ch−a hiểu ý nghĩa ra sao, nh−ng cứ theo lời Lê Quý Đôn. Quả nhiên, nhận đ−ợc áo, sứ Thanh đến ngay. Ngày sứ đến, Lê Quý Đôn đ−ợc cử ra tiếp. Đôn viết vào một mảnh giấy đỏ bốn chữ “Phỉ xa bất đông” (không phải chữ “xa” (xe) cũng _______________
không phải chữ “đông” (phía đông) rồi đ−a sứ xem. Sứ đứng dậy vái bốn vái, rồi lấy áo cầu trả lại, tỏ lòng hết sức khâm phục tài trí của ng−ời Nam. Bấy giờ vua chúa quần thần nhà Lê mới biết đó là đố mẹo. Chữ viết không ra chữ “xa” mà cũng chẳng ra chữ “đông”, là trích thơ của Mao Kh−u trong Kinh Thi: “Hồ cừu mông nhung, phỉ xa bất đông”. Nghĩa là: “áo hồ cừu rách r−ới, chẳng phải là không có xe mà không sang phía đông". Sứ Thanh muốn nói là mình không có áo đại lễ nên không dám đến. Cả một câu mà thu gọn vào có một chữ, chỉ một chữ mà thay thế đủ lời lẽ của cả một bức th−, triều đình xôn xao khen kẻ đố m−ời phần thì lại càng phục ng−ời giải trăm phần.