Xem xét đề nghị của các chủ thể có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP .
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 11 Nghị
định số 111/2013/NĐ-CP
Đủ điều kiện
Xem xét điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
áp dụng biện pháp
quản lý tại gia đình UBND cấp xã xem xét điều kiện ápdụng
Đủ điều kiện
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
03 ngày
Kiểm tra hồ sơ từ nơi khác gửi đến theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP Không đủ điều kiện Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp .... giáo dục tại xã, phường, thị trấn 03 ngày làm việc Cuộc họp tư vấn
Không đủ điều kiện
áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Gửi quyết định áp dụng cho cha, mẹ hoặc người giám hộ NCTN; tổ chức, cá nhân được phân công giám sát
Quyết định áp
dụng/không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
1.2.6. Thi hành biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưathành niên thành niên
(1) Đối với biện pháp nhắc nhở
Việc áp dụng biện pháp nhắc nhở được chủ thể có thẩm quyền xử phạt thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập biên bản. Do đó, việc thi hành biện pháp này cũng được thực hiện ngay tại chỗ. NCTN bị áp dụng biện pháp này sẽ không nhận được bất kỳ quyết định áp dụng nào. Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở, chủ thể có thẩm quyền sẽ chỉ ra những vi phạm do NCTN thực hiện để NCTN có thể nhận thức được những hành vi vi phạm của mình, ngăn ngừa tình trạng tái vi phạm trong tương lai74.
(2) Đối với biện pháp quản lý tại gia đình
Căn cứ theo quy định pháp luật thì biện pháp quản lý tại gia đình có thể được áp dụng trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng75. Theo đó, việc thi hành biện pháp này cũng phải được thực hiện trong toàn bộ thời gian này. Trách nhiệm thi hành biện pháp quản lý tại gia đình chủ yếu thuộc về gia đình của NCTN với sự giám sát, phối hợp của các tổ chức, cá nhân được phân công. Trong thời gian áp dụng biện pháp này, gia đình NCTN có các trách nhiệm như: quản lý, giám sát NCTN; quan tâm, tạo điều kiện cho NCTN được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề; định kỳ hàng tháng báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã về tình hình quản lý, giám sát NCTN và phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát NCTN76. Đối với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát, các chủ thể này có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát NCTN; tạo điều kiện, giới thiệu cho NCTN tham gia các chương trình học tập, dạy nghề, tìm việc làm,...77.
NCTN trong thời gian bị áp dụng biện pháp này phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước; chịu sự quản lý giám sát của gia đình và người được phân công phối hợp giám sát. NCTN vẫn được đảm bảo các quyền cơ bản như được học tập, lao động, sinh hoạt,.. Pháp luật hiện nay không đặt ra các điều kiện khi NCTN vắng mặt tại nơi cư trú. Đây là một điểm khác với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn78.
74
Khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 và khoản 1 Điều 15 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. 75
Khoản 3 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012