Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng CSDLQG về XLVPHC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua nội dung nghiên cứu tại Chương 2: “Thực trạng áp dụng pháp
luật về các BPTTXLVPHC đối với NCTN”, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, việc áp dụng các BPTTXLVPHC đối với NCTN trên thực tế bên cạnh những điểm tích cực cần được phát huy, thì vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục như: (i) Việc xem xét áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN trên thực tế vẫn còn tương đối hạn chế; (ii) Tồn tại tình trạng áp dụng biện pháp nhắc nhở chưa phù hợp với tính chất của một BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN; (iii) Chủ thể có thẩm quyền không xem xét, áp dụng BPTTXLVPHC mặc dù NCTN đủ điều kiện áp dụng.
Thứ hai, một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN có thể kể đến như: (i) Pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập; (ii) Năng lực, nhận thức pháp luật của chủ thể có thẩm quyền vẫn còn tương đối hạn chế; (iii) Nhận thức của NCTN liên quan đến các BPTTXLVPHC vẫn còn chưa cao; (iv) Hệ thống CSDLQG về XLVPHC chưa được chính thức đưa vào sử dụng.
Thứ ba, từ các nguyên nhân nêu trên, tác giả đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN như: (i) Khắc phục các hạn chế, bất cập trong pháp luật về các biện pháp này; (ii) Công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền và công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng BPTTXLVPHC cần được chú trọng; (iii) Các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi; (v) CSDLQG về XLVPHC cần sớm được đưa vào sử dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong những năm qua, pháp luật về XLVPHC đã không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý an ninh, trật tự, xã hội trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo đó, một trong những điểm nổi bật của pháp luật về XLVPHC đó là việc Luật XLVPHC năm 2012 đã chính thức ghi nhận lần đầu tiên các biện pháp có tính chất thay thế cho việc áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp xử lý hành chính đối với đối tượng là NCTN với tên gọi “BPTTXLVPHC”. Sự hiện diện của các biện pháp này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của pháp luật về XLVPHC, thể hiện quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước trong vấn đề xử lý chuyển hướng đối với NCTN vi phạm pháp luật.
Kể từ khi Luật XLVPHC năm 2012 có hiệu lực cho đến nay, các BPTTXLVPHC đã thực sự “đi vào cuộc sống”, mang lại nhiều điểm tích cực trong công tác xử lý, phòng ngừa VPHC do NCTN thực hiện. Song, bên cạnh những điểm tích cực, công tác áp dụng BPTTXLVPHC vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế cần được khắc phục nhằm đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi của NCTN, đảm bảo trật tự pháp quyền. Chính vì vậy mà nhu cầu hoàn thiện công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN là một nhu cầu mang tính cấp bách.
Trong phạm vi Luận văn này, tác giả đã tập trung nghiên cứu và đưa ra được những cơ sở lý luận về BPTTXLVPHC đối với NCTN. Trên cơ sở các vấn đề lý luận này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, khảo sát về tình hình áp dụng BPTTXLVPHC trên thực tế, chỉ ra được những điểm tích cực và hạn chế. Từ đó, tác giả đã tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần khắc phục những điểm còn hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN.
Trong giới hạn của một Luận văn thạc sĩ, tác giả chưa thể mổ xẻ, phân tích được hết tất cả những vấn đề pháp lý và thực tiễn về BPTTXLVPHC đối với NCTN. Tuy nhiên với các nội dung đã được trình bày, tác giả tin rằng, Luận văn này sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy nhằm góp phần khắc phục những điểm hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC trên thực tiễn, đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi của NCTN, đồng thời đảm bảo cho nhu cầu quản lý xã hội có hiệu quả, tiến bộ của Nhà nước.