Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định: “Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với NCTN VPHC, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 64)

NCTN VPHC, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật XLVPHC và Điều 15 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với NCTN khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.

thứ nhất. Song cách hiểu này vẫn còn tồn tại một số vướng mắc đòi hỏi pháp luật cần giải quyết như đã phân tích.

Cách hiểu thức ba: “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là mọi VPHC do NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

Cách hiểu này có một ưu thế là dễ áp dụng, khi chỉ cần căn cứ vào độ tuổi của NCTN thực hiện VPHC là có thể xác định được điều kiện “VPHC theo quy định bị

phạt cảnh cáo”. Tuy nhiên, cách hiểu này cũng có một số điểm hạn chế. Cụ thể, nếu chỉ

vận dụng theo cách hiểu này, thì chủ thể có thẩm quyền sẽ vô tình “vô hiệu hóa” đi khả năng áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với NCTN thuộc nhóm tuổi khác, ví dụ như nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, việc vận dụng cách hiểu này cũng sẽ không phát huy được tính hiệu quả, ý nghĩa giáo dục đối với NCTN thuộc nhóm tuổi này. Theo đó, pháp luật hiện nay quy định áp dụng hình thức cảnh cáo đối với NCTN VPHC từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải vì hành vi do họ thực hiện không nguy hiểm cho xã hội, mức độ, tính chất của hành vi không nghiêm trọng, mà chủ yếu do chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Lẽ ra họ có thể bị áp dụng với hình thức xử phạt cao hơn để tương xứng với hành vi vi phạm, tuy nhiên Nhà nước với mục đích bảo vệ cho quyền lợi của NCTN đã xem xét chuyển thành hình thức xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo. Song, thực tế đã cho thấy, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với những NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã không còn phát huy được tính hiệu quả, đủ sức răn đe135. Do đó, nếu chỉ cần NCTN thuộc nhóm tuổi có thêm tình tiết “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” mà lại tiếp tục thay thế từ hình thức xử phạt cảnh cáo thành biện pháp nhắc nhở thì trong một số trường hợp sẽ không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm136.

Cách hiểu thứ tư: “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là bao gồm các VPHC theo quy định chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc mọi VPHC do NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

Đây là cách hiểu bao hàm cả 03 cách hiểu như đã phân tích ở trên. Theo đó, NCTN được xem là thỏa mãn điều kiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” khi: (i) NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện VPHC mà pháp luật chỉ quy định bị xử phạt 135 Công an Tỉnh An Giang (2021), Báo cáo số 81/BC-CAT-PV01 ngày 08/01/2021 về công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự năm 2020, An Giang, tr. 6

136 Tham khảo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Đồng – Phạm Ngọc Hải (tại bài viết “Biện pháp nhắc nhở trong LuậtXLVPHC” đăng trên Tạp chí Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Số 02 năm 2014) vàtác giả Cao Vũ Minh XLVPHC” đăng trên Tạp chí Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Số 02 năm 2014) vàtác giả Cao Vũ Minh (tại bài viết “Vướng mắc về hình thức xử phạt VPHC đối với NCTN” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 5 (381) năm 2019)

với hình thức cảnh cáo; (ii) NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện VPHC mà pháp luật quy định có thể bị áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc hình thức xử phạt khác; (iii) NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện VPHC với lỗi cố ý.

Việc hiểu theo cách hiểu nào sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi chủ thể có thẩm quyền xem xét điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với NCTN. Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có đưa ra một quy định như sau:

2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:

a)NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

b)NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt VPHC khi hành vi VPHC quy định bị phạt cảnh cáo và NCTN tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Như vậy, quy định này đã phần nào giải quyết được vấn đề nêu trên. Cụ thể, điều kiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” có một trường hợp sẽ được hiểu theo cách hiểu thứ ba (Mọi VPHC do NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện). Tuy nhiên, đối với NCTN thuộc nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì quy định nêu trên vẫn tiếp tục sử dụng “công thức” : “VPHC quy định bị phạt cảnh cáo” tương tự như Luật XLVPHC năm 2012 mà không có bất kỳ hướng dẫn, giải thích chi tiết nào.

(2) Đối với điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình

Tương tự như biện pháp nhắc nhở, một số quy định về điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình vẫn còn chưa được rõ ràng. Cụ thể:

Điều kiện “Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 140 Luật XLVPHC năm 2012

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em được tổ chức vào ngày 6/8/2018, Nguyên Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường sống đối với công tác giáo dục và bảo vệ trẻ em. Theo đó, Nguyên Thủ tưởng cho rằng việc tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho trẻ em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng

tâm để phát triển đất nước bền vững và lâu dài137. Lứa tuổi của NCTN là lứa tuổi mà các em chưa quen việc tách khỏi cuộc sống gia đình, họ cần có sự chăm sóc, giáo dục 137 Hà Thanh Giang – Báo Nhân dân (2018), “Thủ tướng: Tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ chiến lược”, xem thêm tại: https://nhandan.vn/nhan-ai/thu-tuong-tao-moi-truong-song-tot-lanh- manh-cho- cac-em-la-mot-nhiem-vu-chien-luoc-331787, truy cập lần cuối ngày 15/8/2021.

từ gia đình và sự quan tâm của xã hội138. Việc giáo dục NCTN luôn cần đề cao vai trò của gia đình và môi trường sống xung quanh. Chính vì vậy, Luật XLVPHC năm 2012 đặt ra điều kiện “có môi trường sống thuận lợi” khi xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN là một điều hợp lý. Song, với cách quy định của pháp luật hiện nay, thì điều kiện này lại không dễ để xác định.

Theo đó, điều kiện này hiện nay được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 48/2014/TT-BCA như sau: “Việc đánh giá điều kiện về có môi trường sống thuận lợi

cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại điểm b khoản 1 Điều

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w