Hồ Văn Đông, tlđd (56), tr

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 54)

117 Cổng thông tin điện tử, Sở Tư pháp Tỉnh Thái Nguyên (2021), “Thái Nguyên tổng kết 08 năm thi hành Nghị định số111/2013/NĐ-CP”, xem thêm tại: http://sotp.thainguyen.gov.vn/quan-ly-xlvphc-va-theo-doi- 111/2013/NĐ-CP”, xem thêm tại: http://sotp.thainguyen.gov.vn/quan-ly-xlvphc-va-theo-doi- thpl/- /asset_publisher/hEnG94ajEooh/content/thai-nguyen-tong-ket-08-nam-thi-hanh-nghi-inh-so-111-2013-n-cp, truy cập lần cuối ngày 26/7/2021.

30/9/2015, toàn tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với 806 trường hợp. Trong đó, chỉ có 02 trường hợp NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, tức chỉ chiếm 0.9%118.

Ngoài ra, qua khảo sát, nhiều địa phương thậm chí còn chưa từng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN. Có thể lấy một số ví dụ, tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2019, lực lượng chức năng của địa phương đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với 1.079 trường hợp. Tuy nhiên, địa phương này chưa áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình với bất kỳ trường hợp nào119. Tại địa bàn Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 01, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2021, địa phương đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với 347 đối tượng. Trong đó không có trường hợp nào được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình120. Tại Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước, từ năm 2017 – 2019, mặc dù địa phương đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn đối với 497 trường hợp. Tuy nhiên, không có bất kỳ trường hợp nào được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình121.

Đối với biện pháp nhắc nhở, thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp này cũng là tương đối hạn chế nếu so với tỷ lệ NCTN bị xử phạt VPHC nói chung và xử phạt với hình thức cảnh cáo nói riêng. Thực trạng này xuất phát một phần từ tâm lý cho rằng biện pháp này là quá nhẹ, không mang nhiều ý nghĩa trong công tác đấu tranh phòng, chống VPHC. Bên cạnh đó, các số liệu báo cáo về việc áp dụng biện pháp nhắc nhở cũng chưa được thể hiện đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng thực trạng áp dụng biện pháp này trên thực tế. Bởi lẽ, thủ tục áp dụng biện pháp nhắc nhở hiện nay được Luật XLVPHC năm 2012 quy định tương đối đơn giản, không lập biên bản cũng như không ban hành bất kỳ quyết định áp dụng nào. Chính vì vậy mà công tác thống kê, tổng hợp số liệu trên thực tế cũng gặp không ít khó khăn.

118 UBND Tỉnh Bắc Ninh (2015), Báo cáo số 48/BC-UBND ngày 27/11/2015 về Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị định số111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính Phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính Phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w