dựng và vận hành CSDQL về XLVPHC chưa được vận hành là nguyên nhân dẫn đến việc nhập và trích xuất số liệu XLVPHC vẫn còn thủ công, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công tác thống kế, tổng hợp sổ liệu XLVPHC (xem thêm Báo cáo số 24/BC-UBND ngày 15/01/2021 của UBND Tỉnh Bến Tre về công tác thi hành pháp luật về XLVPHC năm 2020). Tại Bình Dương, việc chưa có CSDLQG về XLVPHC là nguyên nhân dẫnđến những khó khăn trong việc thu thập thông tin về đối tượng VPHC để quyết định tình tiết tăng nặng trong quá trình ban hành quyết định xử phạt (xem thêm Báo cáo số 335/BC-UBND ngày 18/12/2020 của UBND Tỉnh Bình Dương về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020).
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm này.”. Theo đó, do thiếu một hệ thống tập hợp dữ liệu về XLVPHC thống nhất,
chủ thể có thẩm quyền khó có thể xác định được chính xác được “tiền sử VPHC” của NCTN, đặc biệt là trong tình huống mà NCTN đã từng bị xử phạt VPHC ở địa phương khác hoặc trường hợp NCTN, gia đình khai báo không trung thực.
Từ những phân tích nêu trên, thì ngoài các nguyên nhân thuộc về yếu tố “con người” và pháp luật, thì sự thiếu vắng của một hệ thống tập hợp, lưu trữ các dữ liệu thống nhất về XLVPHC là một trong những nguyên nhân cần phải kể đến để lý giải cho những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong công tác áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN.
2.4. Một số giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện việc áp dụng biện phápthay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
2.4.1. Khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật về biện pháp thay thế xử lý
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Thứ nhất, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn đối với một số điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN.
(1) Đối với điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
Như đã trình bày, điều kiện “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” tại điểm
a khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 vẫn còn chưa rõ ràng và dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, tác giả kiến nghị việc xem xét áp dụng điều kiện này như sau:
Đối với cách hiểu thứ nhất, “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là NCTN thực hiện các VPHC mà pháp luật quy định chỉ có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo. Đây là các VPHC không quá nguy hiểm cho xã hội (thể hiện thông qua việc Nhà nước chỉ xem xét áp dụng hình thức xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo cho các VPHC này). Chính vì vậy, nếu NCTN đáp ứng thêm điều kiện thứ hai là “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình”, thì việc áp dụng biện pháp nhắc nhở trong trường hợp này sẽ phát huy được hiệu quả giáo dục cho NCTN.
Đối với cách hiểu thứ hai, “VPHC theo quy định bị phạt cảnh cáo” được hiểu là
NCTN thực hiện các VPHC mà pháp luật quy định có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo. Đây là các VPHC có mức độ nguy hiểm cao hơn so với các VPHC nêu tại cách hiểu thứ nhất. Do đó, việc áp dụng biện pháp nhắc nhở này cần đảm bảo tính phân hóa. Trong đó, cần xác định khi nào NCTN được áp dụng biện pháp nhắc nhở,
khi nào NCTN sẽ bị xử phạt với các hình thức khác (ví dụ cảnh cáo hoặc phạt tiền). Theo đó, chủ thể có thẩm quyền có thể căn cứ vào mức độ lỗi của NCTN khi thực hiện VPHC để làm căn cứ phân hóa trong trường hợp này. Nếu NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện VPHC nhưng với lỗi vô ý thì cần được xem xét áp dụng biện pháp nhắc nhở (nếu đáp ứng thêm điều kiện “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành
vi vi phạm của mình”)151. Đối với các trường hợp NCTN thực hiện VPHC với lỗi cố ý thì chủ thể có thẩm quyền cần có sự đánh giá, xem xét mức độ, tính chất, hậu quả, tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm để quyết định việc áp dụng biện pháp nhắc nhở hoặc hình thức xử phạt khác phù hợp hơn.
Đối với cách hiểu thứ ba, chủ thể có thẩm quyền cũng cần có sự đánh giá về tính
chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở hoặc xử phạt với hình thức cảnh cáo đối với NCTN. Bởi lẽ, như đã phân tích, việc áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với mọi NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC nếu họ đáp ứng thêm điều kiện “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành
vivi phạm của mình” trong một số trường hợp sẽ không phát huy được hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống VPHC nói chung và VPHC do NCTN thuộc lứa tuổi này thực hiện nói riêng.
(2) Đối với biện pháp quản lý tại gia đình
Cũng tương tự như biện pháp nhắc nhở, tác giả kiến nghị pháp luật cần có quy định rõ hơn về các điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Đối với điều kiện “nhân thân tốt”, có thể thấy, việc xem xét điều kiện “nhân thân tốt” đối với cha mẹ, người giám hộ của NCTN có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, giáo dục, bảo vệ quyền lợi cho NCTN trong biện pháp quản lý tại gia đình. Theo đó, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn các tiêu chí để đánh giá cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN được xem là có “nhân thân tốt”. Cụ thể, pháp luật có thể sử dụng các tiêu chí về khả năng chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm nền tảng xây dựng tiêu chí “nhân thân tốt” cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN. Ví dụ, cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN chưa từng bị kết án hoặc bị xử phạt VPHC, áp dụng biện pháp xử lý hành chính về một trong các hành vi có thể ảnh hưởng đến khả năng quản lý, giáo dục NCTN khi áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như xúc phạm danh dự, nhân phẩm