Theo điể mb khoản 1 Điều 139 Luật XLVPHC năm 2012 thì “NCTN vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình” là một trong những điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 61)

thẩm quyền sẽ gặp lúng túng khi xem xét điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở nếu hiểu theo cách hiểu thứ hai này.

Xin dẫn chứng một ví dụ minh họa như sau, anh X (17 tuổi) thực hiện hành vi “Sử dụng vé tàu giả để đi tàu”. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì hành vi này có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trong quá trình xác minh, anh X có thái độ hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện khai báo cũng như thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Như vậy, trong trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền sẽ vận dụng tình tiết “Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” như thế nào? Là điều kiện xử phạt với hình thức cảnh cáo, áp dụng biện pháp nhắc nhở hay là căn cứ để giảm mức tiền phạt theo quy định pháp luật? Về nguyên tắc, hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và XLVPHC nói riêng phải căn cứ vào các quy định pháp luật , không thể dựa vào ý chí chủ quan, tùy nghi của chủ thể có thẩm quyền. Vì vậy, đây là một câu hỏi mang tính thực tiễn, đặt ra một vấn đề không hề nhỏ đòi hỏi pháp luật cần giải quyết.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đã đặt ra nguyên tắc đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải ưu tiên xem xét điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở

trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với NCTN134. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ giải quyết được một phần câu hỏi được đặt ra trong ví dụ nêu trên. Cụ thể, tình tiết “Tự

nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” sẽ được ưu tiên áp dụng với tư cách là điều kiện áp

dụng biện pháp nhắc nhở hơn là điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, nếu giả sử trong ví dụ nêu trên, chủ thể có thẩm quyền xem xét quyết định hình thức phạt tiền với tình tiết giảm nhẹ là “Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” đối với anh X thì liệu nguyên tắc ưu tiên nêu trên có được áp dụng? Theo quan điểm của tác giả, nếu dựa vào câu chữ của nguyên tắc nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP thì có thể suy ra, nguyên tắc này chỉ có thể được vận dụng nếu chủ thể có thẩm quyền “có ý định” xử phạt cảnh cáo đối với NCTN chứ không thể được vận dụng nếu chủ thể có thẩm quyền “có ý định” xử phạt với hình thức phạt tiền. Chính vì vậy, có thể thấy, mặc dù việc vận dụng cách hiểu thứ hai này sẽ gia tăng khả năng NCTN được áp dụng biện pháp nhắc nhở hơn so với cách hiểu

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w