(2021), “Hơn 137 nghìn đối tượng bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”, xem thêm tại:
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Hon-137-nghin-doi-tuong-bi-ap-dung-cac-bien-phap-giao-duc-tai-xa- phuong-thi-tran/39742.vgp, truy cập lần cuối ngày 25/7/2021.
xuất phát từ tính linh hoạt, đơn giản của nó, với tinh thần “không cách ly NCTN khỏi cộng đồng”, mà dùng chính sức mạnh của cộng đồng trực tiếp tham gia giáo dục, cảm hóa người vi phạm113. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp này phổ biến là điều tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên, qua khảo sát, dường như các chủ thể có thẩm quyền đã phần nào “bỏ quên” việc xem xét, áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN. Thực trạng cho thấy, nhiều địa phương, dù số lượng đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong những năm qua là khá lớn. Song, số lượng NCTN được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là rất hạn chế.
Ví dụ, tại Vĩnh Phúc, trong hơn 02 năm thi hành Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (từ 2013 – 2016), lực lượng Công an tỉnh đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho 934 đối tượng. Trong đó, chỉ có 03 trường hợp NCTN được áp dụng BPTTXLVPHC quản lý tại gia đình, tức chỉ chiếm 0.32%114. Tại Bình Dương, trong khoảng thời gian từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/12/2020, chủ thể có thẩm quyền đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 587 đối tượng, trong đó chỉ có 15 NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, chỉ chiếm khoảng 2.5%115. Tại Quảng Ngãi, trong giai đoạn từ năm 2014
– 2018, toàn tỉnh đã phát hiện 417 vụ VPHC do NCTN thực hiện, trong đó, số lượng NCTN bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình chỉ là 49 trường hợp116. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2020, toàn tỉnh có tổng cộng 5.250 trường hợp bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trong đó, chỉ có 150 trường hợp NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình117. Tại Bắc Ninh, trong khoảng thời gian từ ngày 15/11/2013 đến ngày
113 Đặng Thanh Sơn (2011), “Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong Dự án Luật XLVPHC”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20 (205), tr. 36 cứu lập pháp, số 20 (205), tr. 36