mang đến nhiều sự thay đổi quan trọng đối với các quy định của Luật XLVPHC năm 2012. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Trong đó, một số thay đổi nổi bật liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN như sau:
Thứ nhất, chính thức ghi nhận thêm một BPTTXLVPHC khác ngoài biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình
Có thể nói, một trong những sự thay đổi nổi bật nhất của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 so với Luật XLVPHC năm 2012 liên quan đến BPTTXLVPHC, đó là việc chính thức ghi nhận thêm một biện pháp khác ngoài biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình. Biện pháp này được xác định với tên gọi “Giáo dục dựa vào cộng đồng”. Theo đó, đây là biện pháp được áp dụng cho một đối tượng NCTN duy nhất là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng79. Trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, đã có nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết áp dụng biện pháp xử lý khác mang tính khuyến khích hơn, giúp đỡ các em nhận thức rõ về hành vi vi phạm của mình mà không bị “cách ly” khỏi gia đình, cộng đồng, nhằm đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho các em80. Chính vì vậy mà Luật đã ghi nhận thêm một biện pháp là Giáo dục tại cộng đồng để “dành riêng” cho NCTN thuộc trường hợp này.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, thì NCTN để được xem xét áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện bao gồm: (i) Có nơi cư trú ổn định; (ii) Đang theo học tại cơ sở giáo dục; (iii) Cha, mẹ, người giám hộ có cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục81.
Về thẩm quyền áp dụng, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020
vắng; (iii) Tổng thời gian vắng mặt không vượt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
79
Khoản 1 Điều 92 Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020
80
Ủy ban thường vụ Quốc hội (2020), Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC ngày 28/8/2020, Hà Nội, tr. 13-14.
81 Khoản 1 Điều 140a Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 năm 2020
thì thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng sẽ thuộc về Tòa án nhân dân82.
Về thời hạn áp dụng biện pháp, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng là từ 06 tháng đến 24 tháng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ Tòa án sẽ căn cứ vào cơ sở và tiêu chí nào để xác định cụ thể thời hạn áp dụng biện pháp này đối với từng trường hợp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nơi ra quyết định sẽ gửi quyết định cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN và UBND cấp xã nơi NCTN cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện. NCTN trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng vẫn được đảm bảo các quyền cơ bản như được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy