Khoản 2 Điều 140a Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 42)

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung về đối tượng NCTN được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình

Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã có những sự sửa đổi, bổ sung theo hướng “mở rộng” hơn phạm vi đối tượng NCTN được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình so với Luật XLVPHC năm 2012. Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2022, biện pháp quản lý tại gia đình sẽ được xem xét áp dụng cho NCTN thuộc các trường hợp sau đây:

Một là, NCTN thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020) bao gồm:

“3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt VPHC và bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành

vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.

4.Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt VPHC và bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc,

82Khoản 2 Điều 140a Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ83 83

Khoản 4 Điều 140a Luật XLVPHC năm 2012, được sửa đổi, bổ

sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020

lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.

Thực chất, các quy định tại khoản 3,4 Điều 90 nêu trên là quy định được “tách” ra từ khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012. Theo đó, nếu như khoản 3 Điều 90 Luật XLVPHC năm 2012 quy định chung nhóm đối tượng NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì kể từ ngày 01/01/2022, quy định này sẽ được tách riêng thành 2 khoản riêng biệt dành riêng cho nhóm đối tượng NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 3) và NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 4). Bên cạnh đó, đối với từng nhóm tuổi cụ thể, các hành vi cũng đã được “thiết kế” khác nhau. Ví dụ, đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản” sẽ không thuộc phạm vi xem xét. Tuy nhiên hành vi này là “xuất hiện” trong phạm vi xem xét của NCTN thuộc độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, nếu như Luật XLVPHC năm 2012 sử dụng thuật ngữ “chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, thì Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã thay đổi thành thuật ngữ “không phải là tội phạm”. Sự sửa đổi này nhằm đảm bảo tính thống nhất với các quy định về tội phạm của BLHS năm 2015. Theo đó, đối với một số hành vi mà pháp luật đã quy định việc thực hiện nhiều lần hành vi đó đã được xem là tội phạm theo quy định của BLHS năm 2015 thì sẽ không đặt vấn đề xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm84.

Hai là, NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt VPHC và bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy85.

Đây là đối tượng mới được ghi nhận thuộc các trường hợp xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn (theo quy định hiện hành, NCTN sử dụng trái phép chất ma túy không thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn). Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, thì một trong hai vấn đề đã thu hút được sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu Quốc hội đó là việc nên hoặc không nên áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN là người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nên áp xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với nhóm đối tượng này nhằm tăng cường quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đồng thời, là những biện pháp phòng ngứa sớm, với những đặc thù riêng là rất

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w