việc tập huấn, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức pháp luật về BPTTXLVPHC cho các chủ thể có thẩm quyền cần được chú trọng. Theo đó, các buổi tập huấn, bồi dưỡng trình độ cần đảm bảo được tổ chức thường xuyên, thu hút sự tham gia đầy đủ của các chủ thể có thẩm quyền liên quan đến công tác áp dụng BPTTXLVPHC. Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng cần đi sâu, chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến BPTTXLVPHC đối với NCTN. Thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng, chủ thể có thẩm quyền phải đảm bảo nắm được đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến BPTTXLVPHC như điều kiện áp dụng, đối tượng NCTN được xem xét áp dụng, thẩm quyền áp dụng cũng như việc thi hành biện pháp này. Từ đó, giúp cho công tác áp dụng pháp luật trên thực tế được diễn ra thống nhất, đúng pháp luật.
Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thì nhận thức của chủ thể có thẩm quyền về BPTTXLVPHC được áp dụng đối với NCTN cũng là một vấn đề cần đặc biệt đảm bảo. Như đã phân tích, hiện nay vẫn còn tình trạng chủ thể có thẩm quyền có tâm lý “ngại” áp dụng BPTTXLVPHC, xuất phát từ việc cho rằng các biện pháp này là quá nhẹ, không mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với biện pháp nhắc nhở, do không có hồ sơ lưu trữ nên tình trạng chủ thể có thẩm quyền “không muốn” áp dụng vẫn diễn ra trên thực tế. Để khắc phục tình trạng này, chủ thể có thẩm quyền cần được tập huấn nhằm thay đổi nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các BPTTXLVPHC được Luật XLVPHC năm 2012 ghi nhận.
2.4.3. Về công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý viphạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền. phạm hành chính của chủ thể có thẩm quyền.
Theo quan điểm của tác giả, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật về XLVPHC nói riêng cần phải được thực hiện theo nguyên tắc “có thưởng có phạt”. Theo đó, để kịp thời phát hiện những hành vi áp dụng không đúng quy định pháp luật về BPTTXLVPHC, thì công tác kiểm tra, giám sát là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết phải được thực hiện một cách nghiêm túc.
Do đó, tác giả kiến nghị chủ thể có thẩm quyền cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC. Cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát cần được lên kế hoạch cụ thể về nội dung, thời điểm kiểm tra, giám sát và đối tượng cụ thể chịu sự kiểm tra giám sát. Theo đó, nội dung kiểm tra, giám sát phải bao gồm việc chấp hành pháp luật về BPTTXLVPHC của chủ thể có thẩm quyền. Các nội dung này có thể được lồng nghép trong kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật về XLVPHC nói chung hoặc được kiểm tra, giám sát. Bên cạnh
đó, cần kết hợp việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, theo kế hoạch lẫn đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các hành vi thực hiện không đúng quy định pháp luật về BPTTXLVPHC, cũng như phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật để có phương hướng khắc phục. Việc kiểm tra, giám sát cần kết hợp với việc xử lý triệt để các hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm, trái pháp luật trong công tác áp dụng pháp luật về BPTTXLVPHC. Điều này đòi hỏi chủ thể kiểm tra, giám sát phải thực sự khách quan, công tâm trong công tác xử lý, tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ”, “dung túng”, “bao che” cho hành vi vi phạm.
2.4.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biện pháp thay thế xử lývi phạm hành chính vi phạm hành chính
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BPTTXLVPHC là vấn đề đặc biệt quan trọng. Theo đó, tác giả kiến nghị pháp luật về BPTTXLVPHC cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, trong đó đặc biệt chú trọng đối với hai nhóm đối tượng chính: (i) NCTN; (ii) Các gia đình có NCTN. Bởi đây là các nhóm đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC.
Về hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BPTTXLVPHC, cần đảm bảo tính phù hợp với từng đối tượng, thu hút được đông đảo sự quan tâm, chú ý của người dân. Qua đó, các hình thức có thể được sử dụng như việc phổ biến pháp luật trực tiếp, tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như loa phát thanh, biểu ngữ; đăng tải thông tin trên các trang thông tin điện tử,... Đặc biệt, đối với NCTN, vì đa phần đây là lứa tuổi còn đang học tập trên ghế nhà trường, nên cần nghiên cứu tổ chức các buổi trao đổi pháp luật, các buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt đầu tuần, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về BPTTXLVPHC ngay tại trường học. Bên cạnh đó, việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram, Youtube,.. để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng là điều cần thiết. Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay đã có hơn 68.17 triệu người đang sử dụng các ứng dụng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram158. Thực tế đã cho thấy, hiện nay nhiều địa phương đã sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với người dân. Đơn cử, tại Thừa Thiên Huế, địa phương này trong thời gian qua đã chú trọng thông tin,
158 Cổng thông tin Sở Tư pháp Bình Thuận (2020), “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức mạng xã hội”, xem thêm tại: https://stp.binhthuan.gov.vn/1327/32856/66086/581384/chuan-tiep- thông qua hình thức mạng xã hội”, xem thêm tại: https://stp.binhthuan.gov.vn/1327/32856/66086/581384/chuan-tiep- can-phap-luat/nang-cao-hieu-qua-cong- tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-thong-qua-hinh-thuc-mang-xa-hoi.aspx, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.
tuyên truyền pháp luật qua các Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền và thông qua các mạng xã hội Zalo, Facebook159. Tại Bắc Giang, cơ quan công an tỉnh Bắc Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thông qua nền tảng Facebook. Tại Bạc Liêu, nhiều nội dung liên quan đến pháp luật đã được đăng tải trên trang mạng xã hội của Sở Tư pháp. Thậm chí, nhiều cán bộ, công chức cũng đã nhận thức được sức mạnh của mạng xã hội, thông qua Zalo, Facebook để đăng tải các bài viết tuyên truyền các chính sách, pháp luật một cách hiệu quả160.
2.4.5. Về việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trongcông tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người công tác áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên
Sự chậm trễ trong việc đưa CSDLQG về XLVPHC xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề tổng hợp nguồn thông tin đưa vào CSDLQG còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, nguồn nhân lực để triển khai thực hiện chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, theo Đại tá Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (V19) – Bộ Công An, thì sự chậm trễ này còn xuất phát từ vấn đề kinh phí. Theo đó, kinh phí sử dụng để triển khai CSDLQG về XLVPHC là không hề nhỏ mà hiện nay, “khó có thể đáp ứng được ngay”161.
Trong XLVPHC, thì CSDLQG về XLVPHC đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì, từ hệ thống này, các cơ quan có trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC sẽ có đủ các thông tin, dữ liệu về các lĩnh vực vi phạm, hành vi vi phạm, chủ thể xử lý, tình hình thi hành các quyết định,..từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp quản lý phù hợp. Hơn nữa, CSDLQG về XLVPHC cũng sẽ là công cụ thiết thực cho công tác xây dựng, ban hành và hoàn thiện pháp luật về XLVPHC, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các văn bản khi được ban hành162. Riêng đối với
159 Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (2021), “Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, xem thêm tại: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/tid/Hieu- qua-tu-viec- tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, xem thêm tại: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/tid/Hieu- qua-tu-viec- ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat/newsid/E9D0071E- 998F-4075-9E2B- AD48009616F0/cid/2BEA0540-FCA4-4F81-99F2-6E8848DC5F2F, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.
160 Bạc Liêu Online (2020), “Sử dụng mạng xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến phápluật”, xem thêm tại: https://www.baobaclieu.vn/toa-soan-ban-doc/su-dung-mang-xa-hoi-de-nang-cao-hieu-qua- luật”, xem thêm tại: https://www.baobaclieu.vn/toa-soan-ban-doc/su-dung-mang-xa-hoi-de-nang-cao-hieu-qua- tuyen-truyen-pho-bien-phap-luat-67464.html, truy cập lần cuối ngày 20/9/2021.