Phần thông tin người phỏng vấn: Họ và tên: Nguyễn Thanh Đăng Khoa

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 91 - 94)

và tên: Nguyễn Thanh Đăng Khoa

Là học viên đang học lớp Cao học Luật Khóa 32 - Chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã số học viên: 19320210248)

Hiện đang thực hiện Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Các biện pháp thay thế

xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” được theo Quyết định

giao đề tài số 221/QĐ-ĐHL ngày 14/01/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Phần thông tin người được phỏng vấn: Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo

Chức vụ: Công chức Tư pháp – Hộ tịch Phường Tân Thuận Đông, Quận 7 Cơ quan làm việc: UBND Phường Tân Thuận Đông, Quận 7

Thời gian phỏng vấn: 01/10/2021

III. Nội dung phỏng vấn (Phần nội dung phỏng vấn chỉ được sử dụng để nghiên cứu thực hiện đề tài Luận văn “Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên” mà người phỏng vấn đang thực hiện, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác)

Câu 1: Bà có thể cho biết tình hình người chưa thành niên vi phạm hành chính ở địa phương như thế nào?

Trả lời: Hiện nay, tình hình người chưa thành niên (NCTN) thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính (VPHC) nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp với sự gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi.

Một số hành vi vi phạm của người NCTN như: cướp giật, trộm cắp, cướp tài sản, đánh bạc, đua xe hoặc sử dụng trái phép ma túy,...

Trả lời: Cả hai biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính (BPTTXLVPHC) nêu trên đều được chủ thể có thẩm quyền quan tâm, xem xét trên thực tế. Tuy nhiên số lượng các trường hợp được áp dụng không nhiều, tương đối hạn chế.

Câu 3: Việc xem xét, áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên tại địa phương có gặp khó khăn nào hay không?

Trả lời: Trên thực tế, BPTTXLVPHC đối với NCTN dường như chưa đạt được hiệu quả mong muốn, cũng như hiệu quả thực thi không cao. Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân như:

− Khả năng đáp ứng các điều kiện để được áp dụng BPTTXLVPHC là không cao, đặc biệt là biện pháp quản lý tại gia đình. Theo đó, đa phần nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của nhóm NCTN là do không có sự quản lý của gia đình, tình trạng cha mẹ ly hôn, cha mẹ là người phạm tội hoặc cha, mẹ còn nặng gánh “cơm áo gạo tiền”, dẫn đến không có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đầy đủ cho NCTN. Thực trạng này đã dẫn đến số lượng trường hợp đáp ứng

đủ điều kiện là rất hạn chế.

− Quy định pháp luật hiện nay về vấn đề này vẫn còn tương đối chung chung, chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể;

− Công tác áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này cũng phần nào chưa được quan tâm, chú trọng.

Bên cạnh đó, công tác tập hợp, thống kê các số liệu về các trường hợp được áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN cũng gặp một số khó khăn nhất định. Ví dụ như đối với biện pháp nhắc nhở, đây là biện pháp được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ, do đó việc thống kê, tập hợp số liệu cũng gặp hạn chế.

Câu 4: Bà có đề xuất gì để giúp cho việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được diễn ra hiệu quả hơn?

− Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NCTN;

− Tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất cho công tác thực thi pháp luật.

Xin cảm ơn Bà đã dành thời gian để trả lời phỏng vấn!

NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

(Đã ký)

ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w