Đối với biện pháp quản lý tại gia đình, theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012, biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng để thay thế cho việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, đây là biện pháp trên thực tế đã được nhiều địa phương xem xét áp dụng đối với NCTN nhằm “giảm nhẹ” mức độ trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng này, góp phần tạo điều kiện cho NCTN vẫn có thể hòa nhập, sinh hoạt tại nơi ở của mình. Ví dụ, tại tỉnh Quảng Bình, từ ngày 19/07/2013 đến ngày 31/3/2016, toàn tỉnh có 11 trường hợp NCTN đáp ứng đủ điều kiện được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình105. Tại địa bàn Huyện Hường Hóa – Tỉnh Quảng Trị, trong năm 2019 đã có tổng cộng 06 trường hợp được đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình106. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, số lượng trường hợp NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đã có sự gia tăng về qua từng năm. Điều này đã cho thấy, ngày càng có nhiều NCTN đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng BPTTXLVPHC nói chung và biện pháp quản lý tại gia đình nói riêng, cũng như nhận thức của chủ thể có thẩm quyền trong việc xem xét, áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN đã có sự “mạnh dạn hơn”. Tác giả xin lấy ví dụ về tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đối với NCTN trên địa bản tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 như sau107:
Biểu đồ 4. Tình hình áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tại tỉnh Tây
100 Ninh (2015-2019) 78 50 21 25 8 2 0 2015 2016 2017 2018 2019
Số NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Qua Biểu đồ trên, có thể thấy, chỉ trong vòng 04 năm (từ 2015-2019), tại tỉnh Tây Ninh, số lượng NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình đã tăng từ 02 trường hợp lên đến 78 trường hợp, trong đó giai đoạn năm 2018-2019 được xem là giai đoạn có sự thay đổi về số lượng NCTN được áp dụng biện pháp quản lý tại gia