ngày 22/01/2021 của Chính Phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 28/2020/NĐ- CP ngày 01/03/2020 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh sổ xố; Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn; Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;...
131 Ví dụ: Nghị định số 167/2020/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnhvực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không ghi nhận bất kỳ VPHC nào chỉ có thể bị xử phạt với hình thức cảnh cáo.
100/2019/NĐ-CP thì cá nhân thực hiện hành vi “Tự ý trèo lên mố, trụ, dầm cầu” có thể bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi “thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng” có thể bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Loại VPHC này có mức độ “phổ biến” hơn so với loại VPHC chỉ bị áp dụng hình thức cảnh cáo, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà NCTN có khả năng cao vi phạm như lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh trật tự, an toàn xã hội,.. Vì vậy, nếu hiểu theo cách này thì khả năng NCTN được xem xét áp dụng biện pháp nhắc nhở sẽ cao hơn so với cách hiểu thứ nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách hiểu này, thì có một số vấn đề cần được làm rõ.
Cụ thể, hiện nay theo quy định của Luật XLVPHC năm 2012 thì hình thức xử phạt cảnh cáo sẽ được áp dụng đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Như vậy, có thể suy ra, tình tiết giảm nhẹ được quy định là một trong những điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên VPHC. Theo quy định tại Điều 9 Luật XLVPHC năm 2012 thì tình tiết “Người VPHC
đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” được Luật quy định là một trong những tình
tiết giảm nhẹ132. Đồng thời, tình tiết này lại được quy định là một trong những điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
139 Luật XLVPHC năm 2012133. Mặt khác, tại khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC năm 2012 lại có quy định như sau: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC là mức
trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.” Như vậy, từ các quy
định nêu trên, có thể thấy rằng, nếu căn cứ theo khuôn khổ của Luật
XLVPHC năm 2012 thì tình tiết “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi” ngoài việc được quy định là điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, thì còn là điều kiện để áp dụng biện pháp nhắc nhở hoặc là căn cứ giảm nhẹ mức tiền phạt (trong trường hợp phạt tiền) đối với NCTN. Chính vì sự trùng lặp này, mà trên thực tế chủ thể có