pháp, Số 18 (250), tr. 27.
141 Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật XLVPHC năm 2012 quy định: “1. Các đối tượng bị xử phạt VPHC bao gồm: a) Người từđủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về mọi đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về mọi VPHC..”
xác tuổi của đối tượng này. Hiện nay, Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có đặt ra quy định về nguyên tắc xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Quy định này đã được kế thừa tại Điều 12 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP142. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là phạm vi Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP nêu trên chỉ áp dụng đối với việc xác định độ tuổi của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính143. Theo đó, quy định này không thể trở thành cơ sở pháp lý chính xác để xác định độ tuổi đối với các đối tượng bị xử phạt VPHC hoặc đối tượng là NCTN được xem xét, áp dụng BPTTXLVPHC.
2.3.2. Năng lực, nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện phápthay thế xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tương đối hạn chế thay thế xử lý vi phạm hành chính vẫn còn tương đối hạn chế
Các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN nói riêng sẽ chỉ là các quy định “trên giấy” nếu không có hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế bởi chủ thể có thẩm quyền. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền phải được trang bị các kiến thức, chuyên môn, bồi dưỡng năng lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Song, qua nghiên cứu, ngoài lý do các quy định pháp luật còn hạn chế, bất cập, thì năng lực áp dụng pháp luật, cũng như nhận thức, trình độ chuyên môn của chủ thể có thẩm quyền là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến những hạn chế, sai sót trong thực tiễn áp dụng BPTTXLVPHC đối với NCTN.
Về năng lực, trình độ chuyên môn, có thể thấy các quy định pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN hiện nay vẫn chưa được hiểu và áp dụng đúng, đầy đủ. Qua các dẫn chứng cụ thể đã được phân tích, có thể thấy các hạn chế, sai sót trong công tác áp dụng pháp luật chủ yếu xuất phát từ việc chủ thể có thẩm quyền chưa hiểu đúng về bản chất, vai trò của BPTTXLVPHC được Luật XLVPHC năm 2012 quy định. Ví dụ như tình trạng áp dụng biện pháp nhắc nhở như là một “hình thức xử phạt” VPHC, áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với đối tượng không phải là NCTN hoặc không áp dụng biện pháp này mặc dù NCTN đáp ứng đủ điều kiện,...144
Về nhận thức, thực tế cũng đã cho thấy chủ thể có thẩm quyền vẫn còn tình trạng “đặt nặng” mục đích răn đe hơn mục đích giáo dục, cảm hóa NCTN VPHC. Hệ lụy của vấn đề này là tâm lý “ngại” xem xét, áp dụng BPTTXLVPHC với lý do chủ yếu là các biện pháp này không có tính răn đe người vi phạm cao, không mang nhiều