Cụ thể, khoản 1 Điều 91 khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 quy định:

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 75)

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”.

là căn cứ để xác định, đánh giá “mức lương tối thiểu”. Theo ông Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn thì hiện nay “mức lương tối thiểu” đã được quy định nhưng không có “mức sống tối thiểu” cho nên dẫn đến “mù mờ”, tranh luận154. Theo đó, Chính Phủ cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác như Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Hội đồng tiền lương Quốc gia,.. để ban hành mức thu nhập tối thiểu được xem là đáp ứng “mức sống tối thiểu” của NCTN trên cơ sở có sự tính toán về số lượng các thành viên trong gia đình,điều kiện sinh sống, khu vực sinh sống, làm cơ sở xem xét điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Đối với điều kiện “có kế hoạch, điều kiện và thời gian thuận lợi để quản lý, giáo

dục người được giáo dục”, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về điều

kiện này. Theo đó, về “kế hoạch”, cơ quan có thẩm quyền cần thiết kế, ban hành biểu mẫu về kế hoạch quản lý, giáo dục NCTN trong thời gian bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do cha, mẹ hoặc người giám hộ NCTN lập. Kế hoạch có thể bao gồm các thông tin về nội dung và thời gian quản lý, giáo dục NCTN trong tuần/tháng mà cha, mẹ hoặc người giám hộ dự kiến thực hiện đối với NCTN trong thời gian NCTN bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Kế hoạch này sẽ là cơ sở để Chủ tịch UBND cấp xã, tổ chức, cá nhân được phân công giám sát xem xét, đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý, giáo dục NCTN, từ đó có phương án giám sát, phối hợp với cha, mẹ, người giám hộ NCTN nhằm đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được hiệu quả. Về tiêu chí “có điều kiện, thời gian thuận lợi”, chủ thể có thẩm quyền có thể căn cứ vào tính chất công việc, thời gian làm việc của cha, mẹ, người giám hộ NCTN để xem xét, quyết định. Ví dụ, trong trường hợp cha, mẹ, người giám hộ NCTN mặc dù đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, đáp ứng đủ mức sống tối thiểu cho NCTN tuy nhiên lại đang làm các công việc phải thường xuyên vắng nhà như các công việc vận tải (tài xế, phi công, lái tàu,...); bảo vệ, giám sát công trường, cán bộ quản giáo,...thì khó có thể kết luận rằng cha, mẹ người giám hộ NCTN có “điều kiện, thời gian thuận lợi” để quản lý, giáo dục NCTN.

Đối với điều kiện “có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình”, pháp luật cần quy định về cụ thể hơn về nguyên tắc xác định điều kiện “môi trường sống thuận lợi” của NCTN với đề xuất như sau:

154 Báo Đại Đoàn Kết (2019), “Xác định mức sống tối thiểu”, xem thêm tại:http://daidoanket.vn/xac-dinh-muc-song-toi-thieu-449524.html, truy cập lần cuối ngày 15/9/2021. muc-song-toi-thieu-449524.html, truy cập lần cuối ngày 15/9/2021.

Việc đánh giá điều kiện về có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP căn cứ vào các tiêu chí công nhận đạt chuẩn “An toàn về ANTT” được quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT ” theo nguyên tắc như sau:

a) Chỉ xem xét khả năng đáp ứng các tiêu chí công nhận đạt chuẩn “An toàn về ANTT” đối với doanh nghiệp, nhà trường trong trường hợp NCTN đang làm việc tại doanh nghiệp hoặc đang theo học tại các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”155.

b)Việc xem xét khả năng đáp ứng các tiêu chí công nhận đạt chuẩn “An toàn về ANTT” không phụ thuộc vào việc khu dân cư; xã, phường, thị trấn; doanh nghiệp và nhà trường đang xem xét đã được chủ thể có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn

“An toàn về ANTT” hay chưa.”

Theo đó, tác giả cho rằng, không cần thiết phải xem xét khả năng đáp ứng tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” đối với cả 04 đối tượng xét duyệt nêu trên, mà cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, việc ghi nhận nguyên tắc “không phụ thuộc vào việc khu dân cư; xã, phường, thị trấn; doanh nghiệp và nhà trường đang xem xét đã được chủ thể có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”” nhằm đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong việc xem xét, áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, đồng thời mở rộng khả năng đáp ứng điều kiện được áp dụng biện pháp này của NCTN.

Thứ hai, pháp luật cần có quy định về nguyên tắc xác định tuổi của NCTN khi xem xét áp dụng BPTTXLVPHC

Như đã phân tích, việc xác định chính xác tuổi của NCTN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét, áp dụng BPTTXLVPHC. Song, pháp luật hiện nay lại dường như đã “bỏ quên” việc quy định về nguyên tắc xác định tuổi đối với trường hợp áp dụng BPTTXLVPHC. Phạm vi của các quy định tại Nghị định số

155 Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2012/TT-BCA quy định: “ Nhà trường là cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân, bao gồm: Cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường giáo dục quốc dân, bao gồm: Cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cơ sở giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cơ sở giáo dục đó ở các cấp học và trình độ đào tạo, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục đại học và sau đại học.”

81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP chỉ được áp dụng để xác định tuổi cho đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng156. Các quy định này không thể được áp dụng để xác định tuổi của NCTN trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPTTXLVPHC. Như vậy, trong trường hợp không thể xác định được chính xác tuổi của NCTN trên thực tế, chủ thể có thẩm quyền sẽ không có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết. Theo đó, tác giả kiến nghị pháp luật cần có quy định cụ thể về nguyên tắc xác định tuổi của NCTN đối với trường hợp chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPTTXLVPHC. Theo đó, các quy định về nguyên tắc xác định tuổi của đối tượng bị xử lý hành chính hiện nay đã tương đối đầy đủ, đây có thể là cơ sở tham khảo để quy định về nguyên tắc xác định tuổi trong trường hợp áp dụng BPTTXLVPHC.

Thứ ba, pháp luật cần quy định việc áp dụng biện pháp nhắc nhở được thực hiện bằng văn bản, có hồ sơ lưu trữ

Theo ý kiến của người làm công tác thực tiễn, thì công tác tập hợp, thống kê số liệu về các trường hợp NCTN được áp dụng BPTTXLVPHC hiện nay cũng gặp một số khó khăn nhất định. Đặc biệt là đối với biện pháp nhắc nhở, do được thực hiện ngay tại chỗ, bằng lời nói nên việc thống kê, tập hợp số liệu chính xác là rất khó khăn157. Việc áp dụng biện pháp nhắc nhở cũng là một hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu đã là một hoạt động áp dụng pháp luật thì tất yếu phải đặt vấn đề kiểm tra, đánh giá nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân nói chung và NCTN nói riêng, bảo vệ trật tự pháp quyền. Do đó, việc quy định biện pháp nhắc nhở chỉ được áp dụng bằng lời nói, không có bất kỳ hồ sơ nào được lưu trữ như hiện nay là chưa thật sự hợp lý. Vì vậy, tác giả kiến nghị pháp luật cần quy định việc áp dụng biện pháp nhắc nhở cần được thực hiện bằng văn bản, có hồ sơ thông tin được lưu trữ cụ thể nhằm đảm bảo công tác thống kê, tập hợp số liệu cũng như việc đánh giá tính hiệu quả của biện pháp này.

2.4.2. Về công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luậtvề biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền về biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính cho chủ thể có thẩm quyền

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về BPTTXLVPHC đối với NCTN luôn cần phải đi đôi với chú trọng công tác tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị

156 Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Điều 12 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w