Án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính và các giải pháp mang tính định hướng của Chính phủ:

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 26 - 28)

các giải pháp mang tính định hướng của Chính phủ:

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, ngày 10 tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số

30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30).

Mục tiêu của Đề án 30 là “Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ

chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí”.

Phạm vi của Đề án 30 là rất rộng lớn và tham vọng, nhằm tiến tới việc

Đơn giản hoá toàn bộ các thủ tục hành chính được thực hiện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau.

Mục tiêu và phạm vi nêu trên không thể khác ngoài việc khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình quy định và thực hiện thủ tục hành chính hiện nay và hướng tới các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, theo kịp và phục vụ chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền quy định và thực hiện thủ tục hành chính.

Trên cơ sở tổng kết những bất cập về thủ tục hành chính trên thực tế, các giải pháp mang tính định hướng của Chính phủ là:

Thứ nhất, giảm thiểu đến hợp lý số lượng chủ thể có thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính và thực hiện nguyên tắc phân quyền tập trung. Theo

đó, cần phải xác định các chủ thể ở trung ương có thẩm quyền chỉ bao gồm: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các chủ thể ở địa phương có thẩm quyền bao gồm: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố

giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh theo quy định của pháp luật. Cần quán triệt chủ trương không trao quyền cho các cơ quan trực thuộc Bộ hoặc cấp Vụ, Cục hoặc các Sở, ban ngành;

Thứ hai, rà soát quy trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ

thủ tục hành chính với trình tự, thủ tục và thời hạn cho từng công việc cụ thể

như lập báo cáo đánh giá tác động của thủ tục, làm rõ chi phí, nguồn nhân lực và thời gian cần thiết để thực hiện, đồng thời đánh giá tác động cũng như giải trình mục đích, lý do của mỗi thủ tục v.v.. Nếu có thể, từ quá trình tổng kết thực tiễn, căn cứ vào tính chất của các thủ tục hành chính để chia thủ tục hành chính thành các nhóm thủ tục và quy định thời gian cho từng nhóm đó. Đặc biệt, trong quy trình xây dựng thủ tục hành chính cần phải có bước xin ý kiến nhân dân. Điều này sẽ bảo đảm tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của thủ tục hành chính; các thủ tục hành chính được xây dựng trên cơ sở lợi ích và vị trí của người dân;

Thứ ba, thiết lập cơ chế quản lý và kiểm soát đối với việc quy định và thực hiện thủ tục hành chính. Cụ thể, Chính phủ cần phải thiết lập một cơ

quan quản lý chuyên ngành về thủ tục hành chính. Về vị trí, cơ quan này thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Về chức năng, nhiệm vụ, cơ

quan này có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý chuyên ngành về thủ tục hành chính từ khâu ban hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ, thực hiện cũng như xử lý các tranh chấp, vi phạm về thủ tục hành chính để từđó, lập báo cáo hàng năm về thực trạng quy định và thực hiện thủ tục hành chính; đưa ra các kiến nghị ban hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đề nghị các chủ thể

có thẩm quyền giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thểđó;

Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Cơ sở

dữ liệu này được xây dựng với nội dung là sự tổng hợp hoá tất cả các thủ tục hành chính, được chia thành các nhóm thủ tục, cơ quan ban hành... Cơ sở dữ

liệu này cần phải được phổ biến rộng rãi đến các chủ thể có liên quan và người dân dưới các hình thức khác nhau;

Thứ năm, quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong quy

định, thực hiện, xử lý các tranh chấp, vi phạm về thủ tục hành chính. Theo đó, cần phải quy định trách nhiệm chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan chuyên trách về thủ tục hành chính, các chủ thể có thẩm quyền ban hành, các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và đặc biệt cần quy định trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong công tác phối hợp thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác hiện đại hoá thủ tục hành chính. Nội dung này là hết sức cần thiết, phù hợp với lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; hạn

chế sự lộng quyền, phiền phức không cần thiết; bảo đảm tiết kiệm chi phí, thời gian, tiền bạc của Nhà nước và người dân. Trong nội dung này, Dự thảo nên quy định việc hiện đại hoá thủ tục hành chính là trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân; xây dựng lộ trình cụ thể; nguồn kinh phí để thực hiện hiện

đại hoá thủ tục hành chính; liệt kê các thủ tục hành chính mà người dân có thể

lựa chọn cách thức thực hiện theo phương thức truyền thống hoặc điện tử; trình tự, thủ tục để thực hiện theo phương thức điện tử; giá trị pháp lý, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính điện tử;

Thứ bảy, đảm bảo việc công khai, minh bạch trong quy định và thực hiện thủ tục hành chính. Nội dung này cần phải được thể hiện từ khâu quy

định thủ tục hành chính đến việc thực hiện thủ tục hành chính. Việc công khai, minh bạch cần phải quy định về công khai nội dung thủ tục hành chính, cách thức công khai, minh bạch (niêm yết tại nơi thực hiện thủ tục hành chính, qua các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng...), trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện công khai minh bạch.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)