Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 39 - 44)

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ

7. Một số nhận xét

Qua tham khảo kinh nghiệm của các nước, cải cách hành chính được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, nhiệm vụ thường xuyên của các Chính phủ.

Những biến đổi trên bình diện quốc tế do quá trình hợp tác và hội nhập tạo ra cũng như những thay đổi bên trong của mỗi quốc gia và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nguyên nhân sâu xa, tất yếu dẫn đến

đòi hỏi và thách thức cải cách.

Quá trình tìm hiểu và đánh giá cải cách mô hình giải quyết thủ tục hành chính ở các nước có một số nhận xét khái quát như sau:

(i) Tuy trình độ phát triển và đặc điểm lịch sử kinh tế - xã hội của các nước khác nhau nhưng cải cách hành chính đang là mối quan tâm lớn của chính phủ mỗi nước.

Cách nhìn về cơ hội và thách thức cải cách của các nước khá giống nhau: - Cải cách hành chính là để thích ứng với tình hình mới về phát triển khi

đất nước và Chính phủ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề mới về kinh tế xã hội trong cuộc cạnh tranh quốc tế.

- Nhanh chóng khắc phục sự bất cập của bộ máy hành chính, xoá bỏ tình trạng quan liêu, tham nhũng của công chức nhà nước.

(ii) Có sự tương đồng về nội dung cải cách. Cụ thể, 3 lĩnh vực cải cách

được ưu tiên là a) cải cách thể chế (bao gồm cả thủ tục hành chính), b) điều chỉnh chức năng và cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính và c) nâng cao chất lượng dịch vụ công. Trên tất cả các lĩnh vực này, mọi nỗ lực cải cách đều hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; cải cách cơ cấu tổ chức gắn với điều chỉnh chức năng của bộ máy hành chính, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp và cấm đoán, thay bằng sự

khuyến khích và hỗ trợ.

(iii) Phân quyền cho địa phương và mở rộng sự tham gia của dân vào việc cung cấp dịch vụ công thông qua qua việc đẩy mạnh xã hội hoá là những giải pháp quan trọng, có hiệu quả được Chính phủ các nước chú trọng áp dụng.

(iv) Bồi dưỡng nâng cao hất lượng đội ngũ công chức được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước. Chính phủ các nước đều đặc biệt quan tâm đầu tư về

mặt tài chính, coi đó là nguồn kinh phí ưu tiên cho phát triển. Kết hợp đào tạo dài hạn với bồi dưỡng ngắn hạn theo chức danh, vị trí công tác; kết hợp học tập trung tại trường với đào tạo bồi dưỡng tại chức.

(v) Cùng với việc thực thi các biện pháp hạn chế tình trạng quan liêu, Chính phủ các nước rất quan tâm đến chống tham nhũng, làm trong sạch bộ

máy. Theo kinh nghiệm của 3 nước thì các giải pháp có hiệu quả là: chế độ

trách nhiệm thật rõ và được quy chế hoá; tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính; loại bỏ các quy trình, thủ tục phiền hà, gây ra sự sách nhiễu dân. Việc sử dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao

để giải quyết các công việc của dân và doanh nghiệp như cách làm của chính quyền Hàn Quốc là kinh nghiệm đáng chú ý và có thể áp dụng.

(vi) Hiện đại hoá Chính phủ là một trong những mục tiêu trọng tâm trong Chương trình cải cách của cả 3 nước. Giải pháp chính là áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật đểđổi mới phương thức hoạt động của bộ máy hành chính. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 (đặc biệt Singapore) vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc của Chính phủ. Thách thức lớn nhất để xây dựng chính phủđiện tử là đào tạo con người, sau đó mới là đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật.

Mặc dù quy mô, cách làm và kết quảđạt được khác nhau nhưng khi đề

cập tới kinh nghiệm tiến hành cải cách hành chính thì những vấn đề sau được nhấn mạnh:

Một là, phải chủđộng và có tầm nhìn chiến lược, có quyết tâm chính trị

cao;

Hai là, trong quá trình cải cách, phải lựa chọn tạo ra những bước đột phá vào những khâu, những lĩnh vực then chốt được cả xã hội quan tâm;

Ba là, phải có lộ trình và bước đi phù hợp, gắn với việc tạo đồng thuận xã hội đối với các mục tiêu và nội dung cải cách;

Bốn là, phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ mạnh đểđề xuất và tổ

chức thực hiện các sáng kiến cải cách hành chính.

Về nội dung cải cách hành chính, mục đích cải cách thủ tục hành chính là giảm gánh nặng hành chính cho người dân và doanh nghiệp, giảm quan liêu

và chi tiêu công, phi tập trung hoá, đẩy mạnh hành chính điện tử. Mục tiêu là xây dựng nền hành chính hướng tới phục vụ cộng đồng.

Vấn đề xây dựng và phát triển nền hành chính điện tửđược xác định là trọng tâm ưu tiên, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức thực hiện. Về

cách làm của bạn là có trọng tâm, có lộ trình và bước đi thích hợp; chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và giảm thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ công.

Chương 2

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN DO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN

Đề án 30 đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có Bộ Công Thương về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Hệ thống, đánh giá tổng thể thực trạng các thủ tục hành chính hiện hành, phát hiện các bất cập trên cơ sởđó đưa ra các phương án giải quyết, hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính theo hướng

đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp”.

Đây cũng chính là mục tiêu căn bản mà đề tài này hướng tới phục vụ. Do tính chất đặc thù của Đề tài và xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm có được những kiến nghị cụ thể đối với từng thủ tục hành chính, Đề tài này xác định yêu cầu rà soát đối đối với từng thủ tục hành chính sẽđược thực hiện đầy đủ

theo 4 tiêu chí như sau: (i) Cơ sở pháp lý; (ii) Cơ sở thực tiễn; (iii) Điều kiện cấp phép; (iv) Trình tự, thủ tục cấp phép. Với mỗi tiêu chí, việc rà soát thực hiện đầy đủ 3 bước như sau: Nêu rõ hiện trạng; Phân tích, đánh giá và đề

xuất, kiến nghị.

Như đã giới thiệu tại phần mở đầu, việc phân tích, đánh giá và kiến nghị đối với thủ tục hành chính của Đề tài này sẽ giới hạn trong các thủ tục hành chính như sau:

(1) Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Vụ Thị trường trong nước giải quyết)

(2) Thủ tục cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp (Vụ Công nghiệp nặng giải quyết)

(3) Thủ tục cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Vụ

Công nghiệp nặng giải quyết)

(4) Thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập khẩu hoá chất Bảng và văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng (Vụ Hợp tác quốc tế giải quyết)

(5) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế (Vụ Xuất nhập khẩu giải quyết)

(6) Thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)

(7) Thủ tục thực hiện việc phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)

Mục 1

Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá 1. Cơ sở thực tiễn:

Thuốc lá là mặt hàng độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đến môi trường sống, do vậy hầu hết các nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mình, đều thiết lập sự quản lý của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, kỹ thuật thích hợp để kiểm soát chặt chẽ từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ và hạn chế tiêu dùng nhằm phòng chống tối đa tác hại của thuốc lá.

Tại Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân, sản phẩm thuốc lá được coi là mặt hàng hạn chế kinh doanh, việc Nhà nước kiểm soát và không khuyến khích tiêu dùng sản phẩm thuốc lá là điều cần thiết.

Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, biện pháp Nhà nước thực hiện

để kiểm soát và hạn chế tiêu dùng thuốc lá bao gồm:

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy định hạn mức sản lượng sản xuất, nhập khẩu, chính sách thuếđể hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tuyên truyền vận động giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá;

- Thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, quản lý chặt chẽ việc bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; xây dựng hệ thống bán lẻ với điểm bán cốđịnh có quản lý.

- Chủđộng kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá.

- Tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc bán thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, kém chất lượng…; dành một khoản kinh phí cần thiết trên cơ sở trích một phần kinh phí ngân sách và đóng góp của ngành thuốc lá để tiêu hủy thuốc lá nhập lậu, hỗ

trợ trang bị đầu tư phương tiện thông tin, giao thông, nhân lực... cho lực lượng chống buôn lậu; quan tâm hỗ trợ, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho

đồng bào vùng biên giới.

Việc kiểm soát ngành thuốc lá được thực hiện phù hợp cam kết WTO và Việt Nam hiện nay cũng đang từng bước thực hiện Công ước khung về

kiểm soát thuốc lá (FCTC) theo nguyên tắc “Đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành thuốc lá Việt Nam, Nhà nước có thể kiểm soát được sản xuất, tiêu

thụ thuốc lá và thực hiện được các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế

quốc tế”.

Việc quản lý mặt hàng thuốc lá để hạn chế tác hại đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng thông qua hệ thống chính sách, quản lý đồng bộ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền,.... trong đó cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá là một trong những công cụđể nhà nước quản lý.

Từ năm 1999 đến nay, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất khác tiến hành phân loại, xem xét các

điều kiện, năng lực để cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá cho các thương nhân.

Qua các đợt triển khai cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá, việc quản lý các thương nhân đã có bước chuyển cơ bản: giảm mạnh số lượng thương nhân tham gia kinh doanh, hình thành nên một mạng lưới bán buôn ổn định, Nhà nước có khả năng kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất đã nắm và gắn được sản xuất với từng khu vực thị trường. Đến nay, hoạt động bán buôn đầu nguồn thuốc lá đã vào nề nếp, có sự quản lý của Nhà nước, chấm dứt tình trạng buôn bán lộn xộn, vòng vèo, trốn thuế, đầu cơ, nâng giá như trước đây, bảo đảm thị

trường thuốc lá ngày càng ổn định, quản lý tốt hơn theo qui định của pháp luật.

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng trên 120.000 chủ thể

tham gia bán buôn, bán buôn kiêm bán lẻ và bán lẻ thuốc lá (trong đó chủ yếu là bán lẻ). Tính chung, đến nay tỷ lệ cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá bình quân cả nước mới chỉ đạt khoảng 20%. Đây là khâu yếu nhất trong việc quản lý kinh doanh thuốc lá hiện nay.

Tuy nhiên, việc quản lý các thương nhân bán buôn, bán buôn kiêm bán lẻ, bán lẻ (hạ nguồn) chưa làm tốt, do đó, khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với hệ thống bán lẻ thuốc lá khá dễ dàng, dẫn đến mục tiêu đấu tranh, phòng chống tác hại của thuốc lá bị hạn chế. Nguyên nhân từ chỗ tự do kinh doanh (trước năm 1999) nay chuyển sang hạn chế kinh doanh, do đó, để

công tác quản lý có hiệu quả phải có bước đi thích hợp, phù hợp với thực tiễn, với nhận thức của thương nhân.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)