Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả n lý nhà n ướ c

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 110 - 111)

về Công Thương.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc quản lý Nhà nước về Công Thương.

- Phát huy tính năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc quản lý Nhà nước về Công Thương.

- Đảm bảo sự quản lý thống nhất về chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách giữa Trung ương và chính quyền địa phương; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp trong quản lý nhà nước về

Công Thương.

- Đảm bảo kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, tránh trùng chéo.

- Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, phù hợp với trình độ và đáp ứng các yêu cầu quản lý.

- Đảm bảo nguyên tắc tương ứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ

- Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật gắn với đổi mới cơ chế và đảm bảo quyền tự chủ của các cấp chính quyền.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương thường xuyên thành lập các

đoàn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, trong đó có việc thực hiện các thủ tục hành chính mà Bộ đã phân cấp về địa phương. Qua kiểm tra, những bất cập về quy định hiện hành cũng như quy trình thực hiện trong thực tế tại địa phương đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Trên cơ sở báo cáo và kiến nghị cụ thể của các Sở chuyên ngành, Bộ

Công Thương thể hiện quan điểm: kiên quyết loại bỏ hoặc điều chỉnh những thủ tục hành chính của ngành công thương đã phân cấp vềđịa phương nếu các thủ tục không cần thiết, rườm rà.

Trong thời gian tới, việc phân cấp về địa phương cần tiếp tục được rà soát để xác định cụ thể mức độ phù hợp với yêu cầu của thực tế. Một mặt, việc duy trì cơ quan trung ương (Bộ) cấp giấy phép có thể tạo thêm khó khăn, chi phí không cần thiết cho người xin cấp phép (trong việc đi lại, liên lạc)

đồng thời có thể gây ra những chậm trễ không đáng có cho quá trình cấp phép (trong trường hợp số lượng hồ sơ xin cấp quá lớn). Tuy nhiên, trong một số

trường hợp, việc phân cấp về địa phương lại không đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc không hợp lý nếu xét đến yêu cầu về thông tin và năng lực cán bộ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)