IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ
5. Kinh nghiệm của Pháp
Cải cách hành chính ở Pháp gồm 4 nội dung cơ bản sau đây: a) hiện đại hoá hành chính; b) cải cách tổ chức và nhân sự; c) cải cách tài chính công; d) phi tập trung hoá.
Trước đây, nhiệm vụ hiện đại hoá hành chính do một Bộ trưởng đặc trách về cải cách hành chính, công vụ và phân quyền đảm nhiệm và có một bộ
phận chuyên trách giúp việc, đặt tại Phủ Thủ tướng. Để gắn với việc tổ chức thực hiện Luật tổ chức ngân sách năm 2001, có hiệu lực từ năm 2006, Chính phủ quyết định chuyển nhiệm vụ hiện đại hoá hành chính về Bộ Tài chính, kinh tế và công nghiệp (có một Bộ trưởng đặc trách việc này); nhiệm vụ phân quyền chuyển giao cho Bộ Nội vụ.
Ở Bộ Tài chính, kinh tế và công nghiệp, Tổng vụ hiện đại hoá hành chính được thành lập trên cơ sở sáp nhập các đơn vị thực hiện nhiệm vụ hiện
đại hoá hành chính trước đây thuộc Phủ Thủ tướng với Vụ Cải cách tài chính công thuộc Bộ Tài chính, kinh tế và công nghiệp. Nhiệm vụ của Vụ này là:
+ Nghiên cứu, đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ
công cho người dân và doanh nghiệp;
+ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng các văn bản pháp luật liên quan đến người dân và doanh nghiệp; đánh giá vai trò tác
động của các văn bản này đối với người dân và doanh nghiệp; tính toán về
thời gian, chi phí thực hiện các quy định trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp; kiến nghị chỉnh lý các ngôn từ pháp lý và cải tiến các tờ
khai cho công dân;
+ Cải thiện đón tiếp công dân và doanh nghiệp để thực hiện tốt cam kết " người dân và doanh nghiệp được quyền tiếp cận dễ dàng với dịch vụ công"; + Nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền đểđơn giản hoá quy định pháp luật và thủ tục hành chính;
+ Nghiên cứu, kiến nghị giảm thiểu các tổ chức tư vấn hành chính ở
các bộ, ngành;
+ Đơn giản hoá các loại giấy phép hành chính.
Vụ Cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công và đơn giản hoá thủ tục hành chính đã giúp Bộ trưởng đặc trách trình Chính phủ Pháp Dự luật thứ ba về đơn giản hoá luật lệ và thủ tục hành chính. Có thể nói đây là một trong những nội dung thực hiện cải cách thủ tục hành chính rất đặc biệt ở Pháp, đã
được áp dụng từ năm 2003. Theo đó Luật này chọn ra những lĩnh vực cần cải cách nhất và cho phép Chính phủ có quyền ban hành các Sắc lệnh có giá trị
như Luật để thực hiện việc cải cách trong từng lĩnh vực đó.
Đạo luật đầu tiên vềđơn giản hoá luật lệđược ban hành ngày 02 tháng 7 năm 2003, Đạo luật thứ 2 được ban hành ngày 9 tháng 12 năm 2004. Thực hiện 2 đạo luật này, Chính phủđã ban hành 36 Sắc lệnh có nội dung cải cách hành chính và đơn giản hoá thủ tục. Các Sắc lệnh này đã thực sự giúp cho việc cải cách hành chính được nhanh chóng và thuận tiện, vì thông qua hình thức Sắc lệnh, Chính phủ được quyền thay thế các thủ tục đã được các Luật quy định. Dự kiến Luật lần thứ 3 này sau khi được thông qua, thì cũng có hiệu quả như 2 Luật trước, mỗi năm sẽ tiết kiệm cho cơ quan hành chính nhà nước khoảng 600 triệu Euro và giảm 600 biên chế công chức trong các bộ phận chuyên về thủ tục.
Đây là kinh nghiệm rất đáng được tham khảo, vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Văn phòng Chính phủ tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
Để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công và đơn giản hoá thủ tục hành chính thì vấn đề hành chính điện tử được Chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm. Cũng như ở nhiều nước khác, đây cũng được coi là một nội dung quan trọng của hiện đại hoá hành chính. Theo đó, các thủ tục giấy tờ được đơn giản hoá đến mức tối đa và việc giao dịch hành chính truyền thống được chuyển thành phương pháp giao dịch hành chính thông qua mạng máy tính (ở Pháp 50% dân sốđã sử dụng Internet).