VỀ CĂN CỨ PHÁP LÝ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 99 - 100)

việc làm cần duy trì thường xuyên. Cùng với sự phát triển của quá trình nhận thức và những điều kiện trong thực tế, khi có những điều kiện khả thi để thay thế bằng biện pháp quản lý đơn giản hơn hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn biện pháp tiền kiểm, việc thay thế hoặc loại bỏ cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng và cương quyết.

Trên thực tế, trong giai đoạn trước đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát và loại bỏ các thủ tục không còn cần thiết duy trì đã được Bộ bãi bỏ, trong đó có thủ tục phê duyệt hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ; thủ tục ...; thủ tục Xác nhận miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thuộc các dự án đầu tư.

II. VỀ CĂN CỨ PHÁP LÝ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: CHÍNH:

Quá trình rà soát đã liệt kê đầy đủ danh mục các văn bản làm cơ sở

pháp lý cho việc giải quyết thủ tục hành chính (bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ cho tới Thông tư, Quyết định của Bộ quy định về thủ tục hành chính).

Trong vấn đề cơ sở pháp lý, điều quan trọng đặt ra là xác định, hệ

thống các văn bản làm cơ sở cho việc giải quyết thủ tục hành chính có có phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005 không? Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, một số loại văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ như Thông tư) không được phép quy định vềđiều kiện kinh doanh (trong đó có thủ tục hành chính). Thậm chí, một số trường hợp cá biệt, có thể tồn tại cả các văn bản hành chính, tức là các văn bản mang hình thức của công văn, nhưng trong nội dung có quy định mang tính quy phạm liên quan đến thủ tục hành chính.

Kết quả rà soát quy trình của toàn bộ các thủ tục hành chính do Bộ

lập theo các Nghị định của Chính phủ. Đối với hầu hết các thủ tục này, Bộ

Công Thương, trong phạm vi thẩm quyền của minh đều đã ban hành các Thông tư hướng dẫn hoặc các Quyết định ban hành Quy chế giải quyết cụ thể. Có đủ căn cứ để khẳng định: Không có thủ tục hành chính nào thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương được đặt ra trái với thẩm quyền và các quy định hiện hành của pháp luật..

Một vấn đề cũng cần xem xét là về mặt pháp lý, văn bản có còn hiệu lực hay không? Về nguyên tắc, nếu văn bản của cơ quan cấp trên đã hết hiệu lực (do được bãi bỏ hoặc thay thế), văn bản của cơ quan cấp dưới được ban hành dựa trên cơ sở văn bản đó cũng đương nhiên bị coi là hết hiệu lực (kể cả

trong trường hợp: mặc dù văn bản của cơ quan cấp trên được thay thế nhưng nội dung của văn bản cấp dưới vẫn còn phù hợp và dự kiến sẽ không có điều chỉnh lớn).

Trong các thủ tục được rà soát, vẫn còn có trường hợp như vậy. Chẳng hạn, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá vẫn được thực hiện theo quy

định tại Thông tư 30/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại, trong khi Luật Thương mại năm 2005 đã được ban hành (hiện nay, Bộ Công Thương cũng

đang trong quá trình soạn thảo Thông tư thay thế Thông tư số 30/1999/TT- BTM, dự kiến ban hành cuối năm 2008 hoặc ngay đầu năm 2009).

Tuy nhiên, vấn đề này có lẽ chủ yếu mang tính học thuật, vì trên thực tế

bao giờ cũng có khoảng thời gian “quá độ” trước khi các văn bản cấp dưới

được điều chỉnh hoặc ban hành thay thế và thực tế phải thừa nhận tính hiệu lực của các văn bản hướng dẫn trước khi có văn bản thay thế. Điều quan trọng nhất là nội dung của văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, minh bạch và phù hợp với điều kiện của thực tiễn công tác quản lý để vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Với trách nhiệm của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, vấn đề đặt ra đối với Bộ Công Thương là cần tiếp tục rà soát cơ sở pháp lý của các thủ

tục hành chính để đảm bảo tính hiệu lực một cách chặt chẽ của các văn bản, hạn chế tối đa sự tồn tại và áp dụng một cách “tạm thời” của các văn bản quá cũ, chưa thực sựđảm bảo tính hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 99 - 100)