Điều kiện giải quyết thủ tục hành chính bao gồm tất cả các điều kiện, yêu cầu, đòi hỏi mà chủ thể phải đáp ứng để có thể được giải quyết thủ tục hành chính. Việc xem xét các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn quan trọng.
Về mặt lý thuyết, các điều kiện như vậy là sự cụ thể hóa biện pháp can thiệp, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh và do đó không
được vượt quá mức cần thiết để bảo vệ các lợi ích công cộng liên quan. Nói cách khác, các điều kiện phải xuất phát từ mục đích bảo vệ và không vượt quá mục đích bảo vệ một hoặc một số lợi ích công cộng nhất định. Trong thực tế, vấn đề khó khăn là làm thế nào để xác định rằng các điều kiện không vượt quá mức cần thiết?
Về mặt thực tiễn, các điều kiện có liên quan trực tiếp đến tính thuận tiện, thông thoáng của thủ tục hành chính và từ đó có ảnh hưởng đến cách thức hành xử của cơ quan cấp phép và hành vi của các chủ thể đề nghị qgiải quyết thủ tục hành chính. Nếu các điều kiện được quy định chi tiết, minh bạch thì người cấp phép sẽ có ít cơ hội để lạm quyền, nhũng nhiễu hay làm khó doanh nghiệp. Nếu các điều kiện cấp phép khả thi (có thể đáp ứng được) thì giấy phép sẽ ít cản trở đến quyền tự do kinh doanh cũng như vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh các điều kiện trực tiếp (hiểu theo nghĩa các điều kiện mà doanh nghiệp phải thỏa mãn mới được giải quyết thủ tục hành chính) còn tồn tại các điều kiện kinh doanh gián tiếp khác có liên quan (tức là các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng trong suốt quá trình kinh doanh mà nếu vi phạm có thể bị thu hồi giấy phép). Trên thực tế, không ít trường hợp, các điều kiện gián tiếp này phức tạp hơn rất nhiều so với các điều kiện cấp phép ban
đầu.
Các vấn đề đặt ra đối với việc phân tích và đánh giá điều kiện giải quyết thủ tục hành chính là: Các điều kiện có thực sự liên quan đến lợi ích công cộng cần bảo vệ? Các điều kiện đã đủ cụ thể, rõ ràng chưa, hay còn chung chung, không rõ ràng, tạo khó khăn khi áp dụng hoặc không đạt mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng liên quan. Các điều kiện có khả thi một cách rộng rãi hay không thể thực hiện được đối với một số chủ thể nhất định? Các
điều kiện quy định trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau đã có nội dung thống nhất hay chưa? Liệu các điều kiện như vậy có thực sự thể hiện một biện pháp can thiệp từ phía Nhà nước đối với hoạt động liên quan chưa?
Về căn cứ để giải quyết hay không giải quyết thủ tục hành chính, các vấn đềđặt ra là: Đã có căn cứ rõ ràng để giải quyết/từ chối giải quyết thủ tục hành chính hay chưa? Liệu vẫn còn thể hiện cơ chế “Xin-Cho” hay không?
Vấn đề này thường gắn liền với các trường hợp mà điều kiện giải quyết thủ
tục hành chính không được quy định hoặc quy định không rõ ràng. Liệu có thiếu các tiêu chí để đánh giá mức độ đáp ứng từng điều kiện cấp phép hay không? Vấn đề này thưòng đặt ra đối với các trường hợp điều kiện cấp phép chung chung, định tính mà không định lượng được.