Cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 44 - 46)

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ

2. Cơ sở pháp lý:

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thời gian qua, Nhà nước ta đã từng bước thiết lập hệ thống chính sách, luật pháp quản lý và kiểm soát thuốc lá tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ

Công Thương hướng dẫn thi hành Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước đã quy định vềđiều kiện, hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá đối với hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ hoặc đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc lá.

- Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong giai

đoạn 2000-2010 đã quy định Nhà nước độc quyền về sản xuất thuốc lá và Nhà nước thực hiện kiểm soát lưu thông, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, từng bước nắm độc quyền trong bán buôn, quản lý chặt chẽ việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá.

- Tháng 11 năm 2004, Chủ tịch nước đã chính thức ký phê chuẩn tham gia Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về Kiểm soát thuốc lá (FCTC). Trong Công ước khung Việt Nam đã cam kết, triển khai thực hiện kiểm soát sản xuất, lưu thông và tiêu dùng nhằm để bảo đảm xác định được nguồn gốc tất cả các sản phẩm thuốc lá, xây dựng hệ thống phân phối từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và giúp cho việc điều tra buôn lậu bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá được thuận lợi.

- Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ

Quy định chi tiết Luật Thương mại năm 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thay thế Nghị định số

11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện đã quy định thuốc lá là mặt hàng hạn chế kinh doanh, thương nhân kinh doanh mặt hàng thuốc lá phải có Giấy phép kinh doanh. Việc quản lý bằng cấp giấy phép là một trong những chính sách được cụ thể hoá để Nhà nước kiểm soát tác hại của thuốc lá.

- Chỉ thị 12/2007/CT-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá

đã quy định kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá thông qua việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra các thương nhân, tiến tới kiểm soát việc bán lẻ các sản phẩm thuốc lá trên cơ sở quy định

địa điểm kinh doanh, phạm vi, quy mô kinh doanh, thời gian kinh doanh, số

lượng thương nhân tham gia kinh doanh các sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.

- Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm /2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá thay thế Nghịđịnh số 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

đã quy định Nhà nước thực hiện kiểm soát, tiêu thụ thuốc lá trên thị trường, kể cả trong bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá và kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải có Giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Các quy định trên quy định vềđiều kiện kinh doanh, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ trước khi ban hành và sau khi ban hành Luật Thương mại năm 2005 đến nay về cơ bản vẫn còn phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng cường quản lý thuốc lá và phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương về mở cửa dịch vụ phân phối sản phẩm thuốc lá.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)