- Sơ đồ quy trình xử lý:
1. Cơ sở thực tiễn:
Kinh doanh hàng miễn thuế không phải ngành nghề kinh doanh có nguy cơ gây hại hoặc tác động trực tiếp đến các lợi ích công cộng như tính mạng, sức khỏe con người, an ninh quốc gia. Thậm chí, dưới một góc độ nhất
định đêy được xem là loại hình kinh doanh được ưu đãi so với các hoạt động thương mại đơn thuần khác.
Tuy nhiên, trong một chừng mực hợp lý, việc kiểm soát là cần thiết nhằm đảm bảo các chủ thể kinh doanh tuân thủ các điều kiện đặc biệt áp dụng
đối với hàng hóa được hưởng chếđộ miễn thuế, tránh hiện tượng lạm dụng ưu
đãi làm thất thoát các khoản thu của Nhà nước hoặc lợi dụng để bán một số
mặt hàng đặc thù (như thuốc lá ngoại, rượu ngoại) vào trong nước mà không phải nộp thuế.
2. Căn cứ pháp lý:
Hệ thống các các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết thủ tục này là:
- Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 21/1998/TT-BTM ngày 24/12/1998 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
- Quyết định số 77/2004/QĐ-BTC ngày 28/9/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính quy định quản lý hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế.
Việc thiết lập thủ tục này bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là
đúng thẩm quyền, tuy nhiên, một sốđiều kiện cấp phép lại chỉ được quy định cụ thể tại Thông tư của Bộ. Để đảm bảo sự chặt chẽ, cần có sự rà soát để xác
định rõ phạm vi “hướng dẫn” hay “quy định” tại các văn bản này.
Mặt khác, hiện nay, Luật Thương mại 2005 đã được ban hành thay thế
Luật Thương mại 1997, tính hiệu lực pháp lý của các văn bản này cũng cần
được rà soát lại. Về nguyên tắc, đểđảm bảo tính hiệu lực chặt chẽ, nên có văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương thay thế cho Thông tư 21/1998/TT- BTM cho phù hợp hơn.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:
Điều kiện để Thương nhân được xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh hàng miễn thuế là:
(i) Phải là doanh nghiệp có trụ sở chính và hoạt động kinh doanh chủ
yếu tại các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quốc tế;
(ii) Doanh nghiệp có đủ điều kiện về vốn, cơ sở vật chất (hệ thống cửa hàng, kho hàng) đúng tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc bán hàng và việc kiểm tra, kiểm soát của hải quan. Theo quy định tại Thông tư 21/1998/TT-BTM, vốn lưu động tính bằng VND ít nhất bằng 20% doanh số hàng miễn thuế dự
kiến sẽ bán hàng năm.
(iii) Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ để quản lý và bán hàng miễn thuế. Theo quy định tại Thông tư số 21/1998/TT-BTM, doanh nghiệp phải có ít nhât 01 lãnh đạo doanh nghiệp và 01 cán bộ phụ trách cửa hàng miễn thuế có trình đố quản lý hoạt động kinh doanh miễn thuế
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh hàng miễn thuế, doanh nghiệp phải tuân thủ một sốđiều kiện như sau:
- Hàng hóa phải có nguồn gốc hợp pháp, phải dán tem “Vietnam duty not paid”;
- Nếu hàng hóa thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, tái xuất hoặc đưa vào nội địa phải được Bộ Công Thương cho phép hoặc phải được cơ quan hải quan xác nhận và giám sát;
- Phải bán cho đúng đối tượng khách hàng (theo giấy tờ của khách mua hàng…).
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a) Về hồ sơ thủ tục hành chính
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo mẫu có xác nhận và ý kiến đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành chủ quản;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu;
- Văn bản của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xác nhận vị trí đặt cửa hàng, kho hàng miễn thuếđáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra và giám sát.
b) Về quy trình giải quyết thủ tục hành chính
Sơ đồ quy trình giải quyết thủ tục hành chính như sau:
Người thực hiện
Trình tự thực hiện
- Doanh nghiệp, đơn vị
- Vụ XNK - Chuyên viên thụ lý - Lãnh đạo Vụ XNK - Chuyên viên thụ lý - Lãnh đạo Bộ Công Thương - Lãnh đạo Vụ XNK - Chuyên viên thụ lý - Chuyên viên thụ lý - Văn thư Bộ Công Thương - Chuyên viên thụ lý Nộp hồ sơ qua Văn thư Bộ Công Thương Tiếp nhận hồ sơ từ Văn thư Bộ Kiểm tra hồ sơ Thẩm định hồ sơ Bổ sung hồ sơ (nếu chưa đầy đủ) Trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Ban hành giấy phép LLưưu tru trữữL và th và thưu trữốống kê ng kê Lấy ý kiến các cơ
quan liên quan (nếu cần thiết)
Dự thảo công văn từ chối
Các
bước Công việc
Thời gian tối
đa
1 Nghiên cứu hồ sơ đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy định 3 ngày 2 Thảo tờ trình, giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh hàng
miễn thuế 1 ngày
3 Trình Lãnh đạo Vụ Xuất Nhập khẩu 1 ngày
4 Trình Lãnh phát hành đạo Bộ phê duyệt, ký công văn và làm thủ tục 1 ngày * Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đầy đủ, nội
dung không hợp lệ theo yêu cầu, thảo công văn, trình Lãnh
đạo Vụ ký nêu lý do chưa giải quyết trả lời cho doanh nghiệp trong vòng 2 ngày
c) Về lệ phí: Chưa có quy định, trên thực tế Bộ không thu bất kỳ khoản lệ phí nào đối với doanh nghiệp.
5. Một số vấn đềđặt ra:
Theo đánh giá của đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính (Vụ
Xuất nhập khẩu), các điều kiện đặt ra đối với việc giải quyết thủ tục hành chính đã đáp ứng được các yêu cầu:
- Minh bạch, rõ ràng và thống nhất với các quy định hiện hành khác, các điều kiện về đối tượng tham gia đã được cụ thể. Quy định về mặt hàng, thời gian, quy trình thực hiện đã được chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện và chấp hành.
- Thủ tục và hồ sơ xin phép là vừa phải, phù hợp, tạo thuận lợi và có tính khả thi trong việc thực hiện và đáp ứng của thương nhân đối với các yêu cầu Bộđề ra.
- Đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước và mang lại lợi ích cho cộng
đồng.
- Căn cứđể cấp phép đã được thể hiện rõ trong các quy định tại các văn bản là cơ sở pháp lý và các yêu cầu về thủ tục hành chính mà thương nhân phải đáp ứng.
Tuy nhiên, cũng cần thiết có sự xem xét, đánh giá cụ thể hơn các điều kiện này dưới góc độ của doanh nghiệp để đảm bảo sự hài hòa dưới hai vấn
- Việc yêu cầu doanh nghiệp phải là doanh nghiệp có trụ sở chính và hoạt động kinh doanh chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quốc tế có thực sự đảm bảo sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước hay không?
- Quy định vốn lưu động tính bằng VND ít nhất bằng 20% doanh số
hàng miễn thuế dự kiến sẽ bán hàng năm là quá chung chung, khó có thể theo dõi và giám sát trong thực tế.
- Quy định về nhân lực có thực sự là một điều kiện cần thiết hay không. Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, xét vê tính chất kinh doanh hàng miễn thuế
không khác về bản chất so với việc bán hàng hóa thông thường.
- Trong hồ sơ thủ tục hành chính yêu cầu Đơn xin cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo mẫu có xác nhận và ý kiến đề
nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành chủ quản là chưa thực sự rõ ràng, chưa rõ nghia xác nhận cái gì, đề
nghịđiều gì đối với Bộ Công Thương.
- Hiện nay, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận này thuộc về hai cơ
quan: Doanh nghiệp trong nước do Bộ Công Thương cấp, trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Quy định này có thực sự hợp lý chưa vì việc nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề có thể dẫn tới sự không thống nhất về quản lý nhà nước đối với cùng một hoạt
động và phần nào tạo ra sự phân biệt nhất định giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
- Cần cân nhắc việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính này cho các
địa phương, vì trên thực tế, trách nhiệm quản lý, giám sát chủ yếu sẽ ở địa phương, Bộ Công Thương khó có điều kiện đi từng địa phương, từng cửa hàng miễn thuế để có thể thẩm định khi cấp Giấy chứng nhận cũng như tiến hành các biện pháp quản lý mang tính chất hậu kiểm khác
Mục 6
Rà soát, đánh giá thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi 1. Cơ sở thực tiễn:
Việc thực hiện thiết lập và duy trì thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và các hình thức khuyến mại khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP là hết sức cần thiết, nhằm kiểm soát việc thực hiện các chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nhằm đảm bảo việc thực hiện khuyến mại theo đúng quy định của luật, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng,
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thủ tục được áp dụng theo nguyên tắc tiền kiểm, kết hợp với biện pháp hậu kiểm nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng quy định của Luật và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến mại.
Việc áp dụng thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại tạo ra hiệu quả cao trong việc quản lý các chương trình khuyến mại, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Việc thiết lập và duy trì thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại cũng đã được phân cấp đến các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; chỉ những chương trình khuyến mại mang tính may rủi trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên mới phải thực hiện tại Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại). Quy trình này vừa đảm bảo việc kiểm soát việc thực hiện khuyến mại của các doanh nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của doanh nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục xác nhận
đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi bao gồm: