VỀ THỦ TỤC, TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 102 - 106)

kết quả rà soát cho thấy, câu trả lời cho các vấn đề nêu trên đều là tích cực.

Tuy nhiên, có lẽ câu trả lời này mới chủ yếu thế hiện quan điểm của các đơn vị trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, mặc dù có thể khẳng định là không hề thể hiện tư duy “quyền lực” hoặc “Xin-Cho”, nhưng vấn chủ yếu nhìn nhận từ mục đích đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.

Để làm rõ vấn đề này, cần thiết lập cơ chế để tiếp nhận và xử lý kịp thời các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính,

đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hai lợi ích quản lý nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp, với tiêu chí cuối cùng là lợi ích chung của đất nước.

IV. VỀ THỦ TỤC, TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHÍNH

Các quy định về thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính bao gồm các yêu cầu về hồ sơ xin cấp phép, các quy định về cơ quan có thẩm quyền, thoài hạn cấp phép, trình tự thẩm định, hình thức từ chối cấp phép, thời hạn có hiệu lực của giấy phép.... Các tiêu chí được sử dụng xuyên suốt để đánh giá một quy trình là minh bạch, “một cửa”, nhanh chóng và có phân công trách nhiệm rõ ràng.

1. Về hồ sơ thủ tục hành chính

Những vấn đềđặt ra trong quá trình rà soát, đánh giá là: Ngoài những giấy tờ theo quy định, cơ quan tiếp nhận có được đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ

bổ sung không? (Đối với một số giấy phép, các văn bản cấp thấp hơn khi hướng dẫn bổ sung thêm các điều kiện và các giấy tờ tương ứng với các điều kiện đó (trong khi bản thân văn bản cấp trên không quy định các điều kiện và giấy tờ đó). Liệu có thể đơn giản hóa hơn nữa hồ sơ thủ tục hành chính hay không? Việc yêu cầu bản sao công chứng có thực sự cần thiết hay không? Có cách thức nào để đơn giản hóa hồ sơ trong trường hợp hồ sơ trùng lặp trong nhiều lần đề nghị giải quyết thủ tục hành chính?

Kết quả rà soát (thể hiện chủ yếu quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước) cho phép khẳng định: Các hồ sơ thủ tục hành chính hiện nay đều được coi là tối giản, bám sát các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính được quy

định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ quy định. Trên thực tế, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, Bộ Công Thương cũng đã vận dụng một cách khá linh hoạt về vấn đề bản sao đối với các hồ sơ hành chính. Cụ thể là: đối với các doanh nghiệp xin phép lần đầu mới cần nộp các văn bản pháp lý có công chứng. Từ lần thứ hai trở đi, doanh nghiệp chỉ cần photo các văn bản là được coi là hợp lệ.

2. Về quy trình giải quyết thủ tục hành chính

Về quá trình giải quyết thủ tục hành chính và tính minh bạch của thủ

tục, những vấn đềđặt ra là: Đã niêm yết công khai quy trình thực hiện thủ tục hành chính hay chưa? Trong bản niêm yết đã nêu đầy đủ về cách thức giải quyết và thông tin về giấy phép, giấy chứng nhận… hay chưa? Có cách thức nào để thương nhân đề nghị giải quyết thủ tục hành chính có thể biết hồ sơ

của mình đang được xử lý đến giai đoạn nào, có khúc mắc gì, có chắc chắn

được cấp khi đến hạn hay không?

Qua rà soát và kiểm tra thực tế, có cơ sở để khẳng định: Bộ Công Thương đã rà soát và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Bộ và các địa

điểm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính của Bộ quy trình tác nghiệp các thủ tục hành chính.

Các quy trình thủ tục hành chính được niêm yết theo mẫu thống nhất, trong đó nêu rõ người chỉ đạo, người thực hiện, số điện thoại liên hệ, căn cứ

pháp lý, hồ sơ, trình tự thực hiện, lệ phí (nếu có), do đó đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Toàn bộ các quy trình cũng được Bộ Công Thương

đăng tải công khai trên trang web chính thức của Bộ tại địa chỉ: http://www.moit.gov.vn. Việc niêm yết này đảm bảo sự thống nhất về quy trình thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hồ sơ thủ tục hành chính.

3. Về cơ chế tiếp nhận thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”:

Về cơ chế tiếp nhận thủ tục hành chính, những vấn đềđặt ra là: Đã thiết lập được cơ chế hướng dẫn cụ thể để giúp doanh nghiệp dễ dàng hoàn thiện hồ sơ chưa hay vẫn còn tình trạng phải đi lại nhiều lần? Cơ chế tiếp nhận hiện tại đã thiết lập được việc xác nhận về việc nhận hồ sơ chưa?

Tại Bộ Công Thương, căn cứ văn bản số 1734/TTg-CCHC ngày 27 tháng 10 năm 2006 về việc thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” tại một số

Bộ, từ cuối năm 2005 và trong năm 2006, với việc ban hành Quy chế tiếp nhận, luân chuyển, xử lý và lưu trữ văn bản trong cơ quan Bộ tại Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp trước đây, toàn bộ hồ sơ, công văn giải quyết thủ tục hành chính, các doanh nghiệp không gửi trực tiếp cho bộ phân/đơn vị giải quyết thủ tục hành chính mà đều gửi về Bộ thông qua bộ phận văn thư của Bộ. Như vậy, có thể nói, việc thực hiện theo cơ chế một cửa đã được Bộ Công Thương chủđộng thực hiện trong suốt thời gian vừa qua.

Để đảm bảo tính pháp lý và khẳng định sự quyết tâm của ngành công thương về việc áp dụng cơ chế “một cửa” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ, từ

năm 2007, cả hai Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp trước đây (nay là Bộ

Công Thương) đều đã ban hành Đề án và Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Các đề án đã xác định rõ nội dung và phạm vi thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” tại Bộ Công Thương đối với các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết trực tiếp của Bộ.

Theo Quy chế một cửa, Bộ phận “một cửa” là đầu mối duy nhất tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” do các Vụ, Ban thuộc Cơ quan Bộ trực tiếp thực hiện. Tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Công Thương có thể gửi hồ

sơ thủ tục hành chính qua bưu điện hoặc trực tiếp mang đến bộ phận “một cửa”. Bộ phận “một cửa” có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân và đôn đốc các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính

đúng thời hạn theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Về cơ bản, Bộ Công Thương đã cũng đã xây dựng được tác phong công nghiệp trong thực hiện cơ chế một cửa, không có biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực trong xử lý, giải quyết công việc.

Tuy nhiên, một thực tiễn đặt ra là cho đến nay, mặc dù về bản chất, hồ

sơ giải quyết thủ tục hành chính được vận hành theo đúng quy trình “một cửa”, nhưng số lượng hồ sơ tiếp nhận tại “Văn phòng một cửa” là không đáng kể. Lý do căn bản là Bộ chưa có điều kiện bố trí được đội ngũ cán bộ công chức chuyên làm nhiệm vụ hướng dẫn nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính.

Trong nhiều trường hợp, người dân khi đến các cơ quan hành chính có thẩm quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mặc dù hồ sơ thủ tục hành chính đã được niêm yết cụ thể nhưng vẫn có nhu cầu rất lớn trong việc nhận được sự hướng dẫn tận tình đầy đủ của các cán bộ, công chức hành chính. Điều đó có ý nghĩa quan trọng để mọi hoạt động hành chính của các cơ

quan hành chính cũng nhưng của người dân được diễn ra dễ dàng, thông suốt và có tính hệ thống

Do đó, vấn đề cơ chế “một cửa” hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục được rà soát. Vấn đềđặt ra là Cơ chế “một cửa” hiện tại có thực sự hợp lý chưa? Liệu cơ chế “một cửa” chỉ mang tính hình thức hay không? Có cách thức nào để đảm bảo cơ chế “một cửa” thực sự có hiệu quả mà không bị triển khai một cách hình thức hay không?

Bên cạnh đó, đối với các thủ tục hành chính đòi hỏi sự phối hợp giữa Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành khác, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết và đề xuất cơ chế “một cửa liên thông” giữa Bộ và cơ quan đó nếu thực sự

khả thi và hiệu quả.

4. Về lệ phí

Câu hỏi đặt ra chung cho mọi trường hợp thủ tục hành chính là: Lệ phí cấp phép (lệ phí chính thức của Bộ Tài chính) đã hợp lý chưa? Nếu chưa có thì có cần bổ sung hay không? Nếu đã có thì là thừa hay thiếu? Một mặt, nếu lệ phí quá ít, không đảm bảo cho quá trình thẩm định, kiểm tra thì có thể tạo ra sự hạn chế về hiệu quả quản lý nhà nước. Mặt khác, nếu lệ phí quá cao đến mức bất hợp lý có thể khó khăn cho doanh nghiệp và tạo tâm lý. Liệu có thể

thiết lập cơ chế cung cấp dịch vụ công như thế nào để xác định một mức lệ

phí phù hợp hay không?

Hiện nay, vấn đề lệ phí đối với các thủ tục hành chính của Bộ Công Thương còn khá bất cập. Phần lớn các thủ tục hành chính đều không có quy

định về lệ phí, hoặc có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ

Tài chính. Một số trường hợp, lệ phí đặt ra quá thấp vì được xác định từ

những văn bản đã có từ quá lâu. Theo thông lệ quốc tế, cần xem xét tổng thể

các mức phí cần thu cho tất cả các loại giấy phép thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương để có thể bù đắp một phần kinh phí cho Bộđồng thời đảm bảo phù hợp với pháp luật nói chung.

Các thủ tục hành chính được phân cấp về địa phương cũng gặp tình trạng tương tự, việc thu phí, lệ phí còn khá lộn xộn, tùy tiện, không đúng pháp luật, vừa thất thoát ngân sách, vừa nảy sinh tiêu cực. Nguyên nhân căn bản là thiếu văn bản hướng dẫn của

5. Về việc tiếp nhận phản ánh của người dân và doanh nghiệp

Những vấn đề chính đặt ra trong quá trình rà soát là: Đã có cơ chế rõ ràng về việc khiếu nại của thương nhân trong trường hợp bị từ chối giải quyết thủ tục hành chính, điều kiện, thủ tục gia hạn, thu hồi giấy phép hay chưa?

Tại Bộ Công Thương, kết quả rà soát cho phép xác định: Ngoài việc quán triệt và chú trọng tính minh bạch trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thông qua niêm yết, Bộ Công Thương cũng đã đặc biệt quan tâm biện pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, hạn chế tối đa hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức. Để hình thành tác phong làm việc khoa học, minh bạch của cán bộ, công chức, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung soạn thảo và ban hành các Quy chế làm việc, Quy trình làm việc của từng đơn vị thuộc

Cơ quan Bộ. Việc ban hành Quy chế làm việc và quy trình làm việc của các

đơn vị có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ.

Quy chế tiếp công dân, Quy chế giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân cũng được hoàn thiện. Cùng với việc niêm yết công khai quy trình thực hiện thủ tục hành chính và thiết lập đường dây nóng, các Quy chế này đã có tác dụng quan trọng trong việc xác lập cơ chế kiểm tra, giám sát một cách khách quan, độc lập đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Thực hiện Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính, Bộ cũng bố trí các hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ email để tiếp nhận phản ánh của người dân và doanh nghiệp. Bộ đã tiếp nhận và xử lý dứt điểm, kịp thời, đúng thời hạn những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền, lĩnh vực công tác

được phân công. Trong những năm gần đây, về cơ bản, Bộ Công Thương không nhận được phản ánh và cũng chưa phát hiện sai phạm của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ có liên quan đến thủ tục hành chính,

đặc biệt là đối với cán bộ, công chức tiếp xúc trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)