Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 37 - 39)

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ

6. Kinh nghiệm của Cộng hòa liên bang Đức

Cũng như Chính phủ Pháp, Chính phủ Đức đặc biệt quan tâm đến cải cách hành chính. Việc thực hiện chương trình cải cách hành chính mang tên “Nhà nước hiện đại, nền hành chính hiện đại”(ban hành vào cuối năm 2000, như dạng Chương trình tổng thể cải cách hành chính ở nước ta) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Mục tiêu của Chương trình là giảm quan liêu và thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp và hiện đại hoá hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Nội dung cải cách được thực hiện thông qua việc phân tích những phản ánh, kiến nghị và phê phán của người dân và giới doanh nghiệp đối với hoạt

động của hệ thống hành chính trên 4 cấp độ khác nhau, đó là: Cấp độ 1: Đánh giá và phê phán đường lối chính trị; Cấp độ 2: Đánh giá và phê phán chính sách;

Cấp độ 3: Đánh giá và phê phán quản lý hành chính thông qua những quy định phức tạp của pháp luật; những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp;

Cấp độ 4: Đánh giá và phê phán sự yếu kém trong tổ chức thực hiện của cơ quan hành chính và của công chức nhà nước.

Chính phủ đã tập trung xem xét sự đánh giá, phê phán của người dân và doanh nghiệp ở cấp độ thứ 3 và thứ 4 để cải cách. Việc cải cách này được tiến hành thông qua các công việc cụ thể sau đây:

- Rà soát, xoá bỏ các điều luật không cần thiết. Đã tiến hành 700 quy trình lập pháp và giảm được 12% số văn bản không còn cần thiết.

- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và quy định pháp luật;

Để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều đầu tiên là phải xác định

được chính xác các thủ tục hành chính cần đơn giản. Ai là người xác định các thủ tục này? Kinh nghiệm của Đức là kết hợp giữa việc giao cho các cơ quan chuyên môn (chủ yếu là các bộ chức năng) xác định (thường chỉ được khoảng 20-40%) và kết hợp việc giao cho một cơ quan độc lập xác định 60-80%. Thực tế cho thấy, việc giao cho các cơ quan chuyên môn xác định các thủ tục cần đơn giản hoá thường chỉ có tác dụng rất hạn chế vì các cơ quan này thường không muốn thay đổi việc mình đang làm. Vì vậy, cần phải có cơ

quan độc lập với cơ quan chuyên môn để đánh giá và xác định một cách khách quan những công việc và thủ tục cần đơn giản hoá.

- Thành lập các trung tâm tiếp nhận và xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại các bộ. Tại mỗi bộ, đối với mỗi loại thủ

tục hành chính đều phân công cán bộ phụ trách.

- Lập trung tâm hỗ trợ cộng đồng (Đức có 23 triệu người tham gia tư

vấn miễn phí);

- Đẩy mạnh xã hội hoá thông qua việc chuyển giao một số công việc của Nhà nước cho khu vực tư nhân đảm nhiệm.

- Thành lập các trung tâm dịch vụ liên bang, như Văn phòng hành chính liên bang và Văn phòng tài chính liên bang... Việc thành lập các trung tâm này đã có các tác dụng tích cực: giảm thiểu thủ tục cho người sử dụng dịch vụ; rút ngắn thời gian xử lý; bảo đảm các dịch vụ công được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ cao và năng lực chuyên môn; bảo đảm dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt phù hợp với từng nhu cầu cụ thể; áp dụng cơ chế "một cửa" về dịch vụ.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình lập pháp, việc ban hành văn bản pháp luật mới;

- Đánh giá những phí tổn phát sinh khi ban hành Luật và những lợi ích mà luật đó mang lại.

Từ 01/01/2000, khi các đạo luật được ban hành phải gắn với việc đánh giá phí tổn phát sinh, bao gồm: chi phí phát sinh cho bộ máy quản lý và chi phí phát sinh cho người dân và giới doanh nghiệp. Theo các chuyên gia của

Đức thì đây là cách làm mà Đức đã rút ra từ kinh nghiệm của Hà Lan và là một biện pháp được đánh giá là rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)