- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
- Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 2304/QĐ-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương mại về việc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ
Công Thương.
Để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, trong đó có hoạt động khuyến mại, về cơ bản, Bộ Công Thương đã phân cấp cho các Sở Công Thương thực hiện đối với phần lớn các thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký hoặc thông báo chương trình khuyến mại.
Cụ thể, theo quy định tại Mục 2 Chương I Nghị định số 37/2006/NĐ- CP, các hình thức khuyến mại như: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền; tặng hàng hoá cho khách hàng, cung
ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán; bán hàng, cung
ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; tổ chức khách hàng thường xuyên; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi để chọn người trao thưởng và khuyến mại hàng hoá, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân chỉ cần gửi thông báo bằng văn bản
đến Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong các hình thức khuyến mại nêu trên, Bộ Công Thương chỉ xem xét và chấp thuận duy nhất việc thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi trên địa bàn một tỉnh, thành phố, thương nhân chỉ phải đăng ký tại Sở Công Thương địa bàn đó.
Việc phân cấp này đã thể hiện rõ nét công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như tư tưởng chỉ đạo của nhiều đạo luật liên quan. Ngoài ra, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC còn quy định mối quan hệ giữa Sở Công
Thương và Bộ Công Thương trong việc phối hợp thực hiện việc quản lý nhà nước trong từng quy trình khuyến mại.
Về mặt pháp lý, các văn bản liên quan đến việc đăng ký đối với chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được quy định tại Luật Thương mại 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM- BTC hiện đang còn hiệu lực và đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương.
Cho đến thời điểm hiện tại, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP đã trải qua gần 03 năm triển khai thực hiện, thực tiễn chưa phát hiện ra những bất cập lớn trong thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, trong đó có chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:
Các thương nhân khi thực hiện các hình thức khuyến mại cần phải đăng ký tại Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại), bao gồm:
- Bán hàng, cung ứng dịch kèm theo việc tham gia các chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên;
- Các hình thức khuyến mại khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.
Quy trình thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên được quy định cụ
thể tại Điều 12, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Phần II Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC. Các nội dung quy định trong 03 văn bản quy phạm pháp luật này (Luật Thương mại 2005, Nghị định số
37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC) đều có nội dung thống nhất và cụ thể hoá.
Các điều kiện cần áp dụng quản lý theo thủ tục hành chính nêu trên
được thiết lập là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Các điều kiện quy định là rất rõ ràng, cụ thể, liên quan đến từng đối tượng cụ thể (cơ
quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp). Các bước đăng ký thực hiện khuyến mại được quy định chặt chẽ: từ khâu hồ sơ đăng ký, tiếp nhận hồ sơ đến việc quy định xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại và sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại.
Các tiêu chí được quy định rất cụ thể cho từng điều kiện cụ thể; các căn cứ để giải quyết, từ chối thủ tục hành chính được quy định rất rõ ràng, được công khai niêm yết cụ thểđể doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất.
4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
a) Về hồ sơ thủ tục hành chính
Hồ sơđăng ký thực hiện khuyến mại bao gồm:
- Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (Mẫu KM-2 phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 07/2007/TTLT- BTM-BTC):
- Thể lệ chương trình khuyến mại (Mẫu KM-3 phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 07/2007/TTLT- BTM-BTC);
- Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
- Hình ảnh hàng hoá khuyến mại và hàng hoá dùng để khuyến mại; - Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá, dịch vụ khuyến mại và hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM đã quy định cụ thể: ngoài các giấy tờ nêu trên, thương nhân không cần xuất trình thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác (Mục 4 Phần II). Các mẫu văn bản đã được hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và thuận lợi cho các doanh nghiệp
Như vậy, hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại được quy định rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đảm bảo sự công khai, minh bạch.
b) Về quy trình thực hiện
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại được quy định cụ
thể như sau:
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại, cơ quan quản lý nhà nước (Cục Xúc tiến thương mại - đơn vị được Bộ Công Thương uỷ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đối với hồ sơ
chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước thông báo bằng văn bản cho thương nhân để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơđược tính từ
thời điểm cơ quan quản lý nhà nước nhận hồ sơđầy đủ, hợp lệ.
- Thương nhân đăng ký thực hiện khuyến mại có quyền đề nghị cơ
quan quản lý nhà nước giải thích rõ những yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
và cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân (Mục 5 Phần II Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM).
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản. Trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
- Thương nhân có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Công Thương nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ
Công Thương chậm nhất là 07 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (Mục 6 Phần II Thông tư liờn tịch số 07/2007/TTLT-BTM).
- Thương nhân muốn sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại phải gửi văn bản thông báo hoặc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đến cơ quan quản lý nhà nước.
- Trình tự, thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình được thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận hồ sơ và xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký nêu trên Mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số
07/2007/TTLT-BTM.
Ngoài ra, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
07/2007/TTLT-BTM còn quy định cụ thể các trường hợp, trình tự, thủ tục trong việc chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại và đình chỉ việc thực hiện các chương trình khuyến mại.
Đối với từng quy trình, các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định thời hạn cụ thể và trách nhiệm của từng chủ thể trong việc thực hiện các quy trình đó.
Có thể nói, trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình may rủi thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trở lên, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
Việc đơn giản thủ tục hành chính đối với chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được đăng ký tại Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) theo quy định tại Luật Thương mại 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC phự hợp chủ trương của
Đảng và Nhà nước về đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) đã thực hiện việc công bố
việc thực hiện thủ tục hành chính, các loại giấy tờ, hướng dẫn, công bố lên website của Cục tại địa chỉ: www.vietrade.gov.vn, và có bảng niêm yết các mẫu thủ tục, hồ sơ liên quan đến khuyến mại thuộc thẩm quyền của Bộđể các doanh nghiệp tham khảo, làm thủ tục được dễ dàng, thuận tiện.
c) Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Quy trình xử lý thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) như sau:
Quy trình
Tên bước Mô tả nội dung các bước
Thời gian thực hiện 1 Gửi hồ sơ - Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục XTTM 2 Tiếp nhận hồ sơ - Chuyên viên Phòng QLXTTM tiếp nhận hồ sơ, chuyển Văn thư
Cục vào sổ công văn và chuyển
đến Lãnh đạo Cục
- Lãnh đạo Cục phân hồ sơ đến Phòng QLXTTM
Trường hợp doanh nghiệp gửi hồ
sơ qua đường bưu điện, Văn thư
Cục sẽ tiếp nhận hồ sơ
1-2 ngày
4 Thsơụ lý hồ
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên thụ lý hồ sơ
yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa
đổi.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chuyên viên thụ lý dự thảo công văn trả lời doanh nghiệp 1-2 ngày 2-3 ngày 5 Trình LĐ Cục - Phòng QLXTTM trình Lãnh đạo Cục xem xét công văn trả lời doanh nghiệp 1 ngày 6 Duyệt trả lời - Lãnh đạo Cục duyệt và ký công
văn trả lời doanh nghiệp 1 ngày
7 Trdoanh ả lời nghiệp
- Văn thư Cục tiếp nhận công văn trả lời từ Lãnh đạo Cục và chuyển Phòng QLXTTM gửi công văn trả
lời cho doanh nghiệp
trong ngày
8 Đăng tải
- Phòng XTTM đăng tải chương trình khuyến mại của doanh nghiệp lên website của Cục Trong thời gian khuyến mại diễn ra 9 Thgiám sát ực hiện - Cục XTTM giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình khuyến mại của doanh nghiệp và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại phát sinh (nếu có) Trong và sau thời gian khuyến mại diễn ra Tổng thời gian dự kiến 5- 7 ngày
Khi thương nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký, việc xử lý hồ sơ sẽ
lặp lại theo đúng quy trình nêu trên, thời điểm bắt đầu quy trình là thời điểm Cục Xúc tiến thương mại nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi.
d) Về lệ phí: Thủ tục hành chính này không thu bất kỳ khoản phí nào
đối với các đối tượng tham gia.
5. Một số vấn đềđặt ra
- Theo Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi, nếu không có người nhận được giải thưởng thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng vào ngân sách Nhà nước. Quy định này nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên cần có sự
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước để các mục đích trên đạt được hiệu quả và tránh thất thu ngân sách Nhà nước.
- Để hoàn thiện hồ sơ, trong một số trường hợp cụ thể, thương nhân phải xin xác nhận của một số cơ quan có liên quan. Tuy nhiên, đây chỉ là những giấy tờ mang tính đặc thù và áp dụng trong một số trường hợp hạn chế
vì vậy việc thiết lập cơ chế “một cửa liên thông” giữa Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan là chưa thực sự cần thiết và chưa hiệu quả do chi phí hành chính phát sinh.
Trong thời gian tới, vấn đề quan trọng là cần tăng cường công tác hậu kiểm, nhằm đảm bảo việc thực hiện của các doanh nghiệp đúng với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Việc kiểm tra này cần được thực hiện ngay tại các cơ quan quản lý nhà nước và cần có sự phối hợp với các cơ quan địa phương và cơ quan trung ương trong việc kiểm tra, giám sát
Mục 7
Rà soát, đánh giá thủ tục thực hiện việc phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
1. Cơ sở thực tiễn:
Việc thiết lập và duy trì thủ tục hành chính liên quan đến phê duyệt, thẩm định các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của các đơn vị chủ
trì nhằm đảm bảo hiệu quả của các Chương trình, tránh chồng chéo chương trình của các đơn vị chủ trì, đảm bảo lựa chọn được các chương trình theo ưu tiên cho từng giai đoạn cụ thể.
Việc duy trì thủ tục này cũng nhằm mục đích giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài, giúp doanh nghiệp Việt Nam hạn chế
những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các cam kết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) như xoá bỏ trợ cấp trực tiếp, xóa bỏ quỹ khen thưởng xuất khẩu và tín dụng ưu đãi…