Một số vấn đề đặt ra và đề xuất

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 57 - 66)

- Sơ đồ quy trình xử lý:

5.Một số vấn đề đặt ra và đề xuất

Qua 8 năm thực hiện Luật phòng, chống ma tuý và duy trì việc cp giy phép xut nhp khu tin cht s dng trong lĩnh vc công nghip, có thể

nói công tác quản lý, kiểm soát các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp đã đạt được kết quả nhất định, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng không để bị lợi dụng vào sản xuất, điều chế chất ma túy.

Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan

đến tiền chất theo Luật Phòng, chống ma túy vẫn còn một số tồn tại như sau: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Luật phòng chống ma tuý) còn một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay, như bổ sung thêm trách nhiệm của Cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý thuộc Bộ đội biên phòng; Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý của Cảnh sát biển; Cơ quan chuyên trách phòng, chống ma tuý thuộc viện kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân các cấp và Uỷ ban nhân dân các cấp v.v...;

- Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001; số

133/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 và số 163/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2007 về sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc

danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số

67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ, đã ban hành danh mục tiền chất, gồm 42 loại, trong đó, Bộ Công Thương quản lý 22 loại là tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tạm nhập tái xuất 02 loại, Bộ Y tế quản lý 08 loại là tiền chất sử dụng trong ngành y tế, còn 08 loại chưa

được quản lý, cần nghiên cứu và giao cho Bộ, ngành quản lý cho phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay, bao gồm: + Lysergic acid; + 1-Phenyl-2-propanone; + N- acetylanthranilic acid; + 3,4- methyllenedioxypheny-2 propanone; + Pyperonal; + N- Methylpseudoephedrine (N-Ethylpseudoephedrine); + Acetyl chloride (Ethanoyl chlorid);

+ Thionyl chlorid (Sunfur oxychlorid);

- Hiện nay chưa có hệ thống dữ liệu thông tin về quản lý, kiểm soát tiền chất, chưa nối mạng giữa các Bộ, ngành chức năng với cơ quan điều phối chung là Bộ Công an;

- Quy chế quản lý các loại tiền chất của Bộ Công Thương và Bộ Y tế

chưa phân định được cấp độ quản lý các loại tiền chất, mà quy định chung cho tất cả các loại tiền chất do Bộ quản lý, là như nhau. 42 loại tiền chất do Chính phủ ban hành theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001, số 133/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 và số

163/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2007 về sửa tên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma tuý và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ, xét về mức độ cần thiết cho tổng hợp ma tuý là khác nhau, nên phải phân định được cấp độ quản lý cho các loại tiền chất nêu trên;

Trong thời gian gần đây, qua kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh (bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu), sử dụng, lưu giữ các tiền chất, cho thấy:

- Một số doanh nghiệp có nhận thức không đầy đủ về tiền chất, nên việc theo dõi chống thất thoát tiền chất ở các khâu xuất nhập khẩu, lưu thông, sử dụng và lưu giữ, còn nhiều bất cập. Các đơn vị nhập khẩu tiền chất về kinh doanh không chỉ bán lại cho đối tượng trực tiếp sử dụng mà còn bán cho nhiều đối tượng kinh doanh khác và các đơn vị kinh doanh này lại bán cho các đối tượng khác, do đó việc kiểm soát đến khâu cuối cùng còn nhiều khó khăn.

Về chế độ ghi chép báo cáo, theo các quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, pha chế, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, sử dụng tiền chất có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi việc xuất kho, nhập kho về số lượng, chất lượng; phiếu xuất kho, nhập kho các tiền chất không

được viết chung với các loại hàng hóa, vật tư khác và vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tiền chất, kiểm kê tồn kho, làm báo cáo 6 tháng và báo cáo năm gửi Bộ quản lý theo mẫu quy định. Tuy nhiên, đến nay còn một số đơn vị chưa thực hiện

được tốt các quy định trên; phiếu xuất kho, nhập kho các tiền chất viết chung với các loại hàng hóa, vật tư khác và việc thực hiện chế độ báo cáo chưa thường xuyên hoặc chỉ báo cáo lấy lệ, nội dung chưa đạt yêu cầu;

- Do không được cấp kinh phí hàng năm, nên Bộ Công nghiệp và Bộ

Thương mại (Nay là Bộ Công Thương); Bộ Y tế, Bộ Công an v.v…, không có

điều kiện thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến tiền chất của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, để rút kinh nghiệm, có chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức, có các biện pháp tốt chống thất thoát tiền chất từ các hoạt động hợp pháp liên quan đến tiền chất của các doanh nghiệp;

- Chưa có điều tra cơ bản trên phạm vi toàn Quốc để đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả xuất, nhập khẩu), sử

dụng, lưu thông, tồn trữ v.v... và theo dõi, kiểm soát các loại tiền chất, để có biện pháp nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát tiền chất cho phù hợp với môi trường hội nhập WTO hiện nay;

- Về kỹ thuật phân tích: Bộ Test - kit chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng, phát hiện nhanh các loại tiền chất, chỉ dùng được trong 01 năm, sau đó phải bổ sung mới sử dụng tiếp được;

- Tài liệu phục vụ đào tạo tập huấn công tác kiểm soát tiền chất còn thiếu;

- Công tác tuyên truyền cho người dân nói chung và các đơn vị có sử

dụng tiền chất nói riêng còn chưa được thực hiện đầy đủ nên nhận thức của cộng đồng về tiền chất còn yếu;

- Thiếu biên chế và cán bộ có chuyên môn sâu, nhận thức chưa đầy đủ

về tiền chất, nên việc kiểm soát số lượng và chủng loại các tiền chất qua cửa khẩu và việc kiểm soát, quản lý tiền chất đến khâu cuối cùng còn nhiều bất cập;

- Thiếu kinh phí cho các hoạt động quản lý và kiểm soát tiền chất v.v... Những bất cập này đòi hỏi phải có giải pháp cụ thể nhẳm xử lý dứt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục 3

Rà soát, đánh giá thủ tục

cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp 1. Cơ sở thực tiễn:

Vật liệu nổ công nghiệp là hàng hoá “nhạy cảm đặc biệt” đối với xã hội, là loại hàng hoá đặc biệt nguy hiểm trong lưu thông và sử dụng. Tuỳ theo mục đích sử dụng và tuỳ theo đối tượng sử dụng có thể mang lại hiệu quả

kinh tế hoặc cũng có thể mang lại tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Vì lý do an toàn cho cộng đồng cũng như môi trường và an ninh xã hội, Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và sử

dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Do đó, vật liệu nổ công nghiệp được coi là hàng hoá, dịch vụ hạn chế

kinh doanh do Nhà nước thống nhất quản lý. Mục đích đạt được của quản lý Nhà nước là tăng cường hiệu quả sử dụng trong sản xuất kinh tế, hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của vật liệu nổ công nghiệp do người sử dụng không

đúng đối tượng, hoặc bị lợi dụng nhằm phá hoại công trình, gây bất ổn định trong đời sống cộng đồng.

Chính vì vậy, vật liệu nổ công nghiệp nằm trong Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ghi trong Phụ lục số 03 của Nghị định số

12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.

Các nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:

- Nhà nước độc quyền về sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Số lượng, phạm vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ

công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở phù hợp quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể

của từng thời kỳ, chống lạm dụng vị trí độc quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia, quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.

- Xây dựng, phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp tiên tiến, hoàn chỉnh từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nền kinh tế

quốc dân và xuất khẩu trong khu vực. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, khai thác tối đa năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng và các ngành công nghiệp hóa chất trong phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.

- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển và áp dụng các sản phẩm, công nghệ tiên tiến, hiệu quả, tiết kiệm, tăng mức độ an toàn, giảm ảnh hưởng

đến môi trường trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp chỉđược hoạt động khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải tuân thủ chặt chẽ

các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ

công nghiệp, phòng cháy chữa cháy và các quy định liên quan bảo đảm an ninh trật tự xã hội, an toàn cho con người, tài sản và môi trường thiên nhiên.

Đối với vật liệu nổ công nghiệp có các loại Giấy phép sau:

- Giấy phép Nhà máy đủđiều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp - Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp

- Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp - Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Các thủ tục hành chính này được thiết lập nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và yêu cầu quản lý nhà nước về An ninh quốc phòng, Trật tự xã hội, Môi trường và An toàn cộng đồng.

Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới, việc duy trì các thủ tục này là hoàn toàn cần thiết, không thể có biện pháp khác đơn giản hơn. Không thể hay thế biện pháp tiền kiểm này bằng các biện pháp hậu kiểm vì khi xảy ra rủi ro, mọi tổn thất xảy ra ngay lập tức, trong một vài phần nghìn giây khi vật liệu nổ bị kích nổ, và không thể khắc phục được.

Thực tế, tất cả các nước trên thế giới đều phải áp dụng biện pháp cấp Giấy phép và kiểm soát thông qua cấp phép đối với loại mặt hàng vật liệu nổ

nhất là khi mặt hàng này được lưu thông từ lãnh thổ của nước này đến lãnh thổ của nước khác, từđối tượng này đến tay đối tượng khác.

Là một bộ phận trong hệ thống quản lý “tiền kiểm” nhằm hạn chế rủi ro và tai nạn đe dọa an ninh và tính mạng của người dân, việc cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu là cần thiết duy trì, trên thực tế đã góp phần kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp vật liệu nổ lưu thông kinh doanh trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với cách thức kiểm soát này, chỉ đối tượng nào được cấp Giấy phép thì mới được thực hiện vịêc xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp. Đây là điều kiện bắt buộc và cũng thông qua đó, có thể xác định chủ sở hữu, tàng trữ vật liệu nổ công nghiệp cũng như tìm ra nguyên nhân thất thoát nếu có. Việc duy

trì kiểm soát công tác xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống Hải quan cửa khẩu cùng với các mặt hàng khác.

2. Căn cứ pháp lý:

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11;

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt

động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

- Thông tư số 03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ

Công nghiệp hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat amôn hàm lượng cao.

Về mặt pháp lý, các văn bản này đang còn hiệu lực và phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Tuy nhiên, qua rà soát nội dung của các văn bản này, Bộ Công Thương

đang có kiến nghị cần sửa đổi và bổ sung một số điểm của Thông tư số

03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat amôn hàm lượng cao vì không phù hợp với Nghịđịnh số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ và một số

văn bản hiện hành.

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:

Các điều kiện cơ bản đối với thương nhân theo quy định hiện hành để được xem xét, giải quyết cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp.

Theo đó, chỉ Doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Doanh nghiệp dầu khí có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và có đăng ký kế hoạch hàng năm của Công ty Vật tư công nghiệp Quốc phòng mới được xem xét cấp cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp, đểđược đểđược xét cấp Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (do Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cấp) đã phải có các điều kiện nhằm đảm bảo an ninh

và an toàn xã hội. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại Thông tư số

02/2005/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp. Cụ thể là:

- Điều kiện về chủ thể

+ Là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ

kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiệp theo đề nghị của Bộ Công nghiệp. Nếu là đơn vị quân đội làm kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, phải được Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp đề nghị.

+ Đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số

08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định này.

- Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật

+ Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết tương ứng với nhiệm vụ, quy mô kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu của quy phạm an toàn bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ và các quy định về kho tàng bảo quản, phương tiện vận tải, thiết bị chuyên dùng, phương tiện bảo vệ, phương tiện phòng chống cháy nổ, phòng chống sét và dòng điện lạc.

+ Địa điểm các kho vật liệu nổ công nghiệp phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.

+ Các nhà kho, bến cảng và các công trình khác có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp phải được thiết kế, thi công, nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các yêu cầu về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu vật liệu nổ công

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 57 - 66)