IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Từ khi thực hiện đường lối mở cửa (1978), Trung Quốc đã trải qua 5 giai
đoạn cải cách hành chính, trong đó đáng chú ý nhất là 3 giai đoạn tiến hành từ
9 năm trở lại đây:
- Giai đoạn 1995-1998: Nhiệm vụ trọng tâm là tách dần quản lý hành chính nhà nước và quản lý doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước;
điều chỉnh chức năng quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, nhất là trong quan hệ với doanh nghiệp.
- Giai đoạn 1998-2002: cải cách bộ máy hành chính nhà nước các cấp
được tiến hành trên quy mô lớn, gắn đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của các cơ quan Đảng, phương thức hoạt động của các đoàn thể, cải cách các
cơ quan lập pháp và tư pháp. Nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại Chính phủ,
điều chỉnh lại chức năng của các cơ quan Chính phủ để phù hợp với sự
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm thích ứng với quá trình hội nhập, đặc biệt là để tham gia WTO.
- Giai đoạn từ cuối 2003 trở đi: Phát huy kết quả các giai đoạn trước,
đưa cải cách đi vào chiều sâu để thực sự thay đổi chức năng của chính quyền theo phương châm: biến từ chính quyền vô hạn (cái gì cũng làm) sang chính quyền hữu hạn (quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng
đích thực là quản lý hành chính nhà nước).
Qua ba lần cải cách gần đây, tổ chức bộ máy các bộ của Trung Quốc cơ
bản không có thay đổi lớn về mặt số lượng (trừ việc bỏ Uỷ ban kế hoạch phát triển Quốc vụ viện để thành lập Uỷ ban cải cách và phát triển). Hiện tại Trung Quốc có 29 bộ và Uỷ ban nhà nước. Chính quyền địa phương được tổ chức thành ba cấp hoàn chỉnh, trong đó cấp tỉnh và tương đương gồm 31 đơn vị (22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 5 khu tự trị) và 2 khu hành chính
đặc biệt. Về cơ cấu xã, trước đổi mới, xã bao gồm các đội sản xuất, hiện nay
được tổ chức thành làng; trog đó lập ra Uỷ ban làng là tổ chức tự quản do dân trực tiếp bầu, nhiệm kỳ 3 năm với số lượng khoảng 3 triệu người. Khác với nông thôn, mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Trung Quốc được tổ chức thành 2 cấp hoàn chỉnh (thành phố và quận), còn cấp hành chính được tổ chức
ở cả 3 cấp thành phố, quận và khu phố.
Một mục tiêu cải cách cơ cấu trong thời gian qua là giảm thiểu các doanh nghiệp nhà nước, đi đôi với việc bỏ cơ chế chính quyền trực tiếp quản lý doanh nghiệp; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc chỉ còn 189 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương trực tiếp quản lý (trong tổng số 300.000 doanh nghiệp quốc hữu); về cơ bản không còn doanh nghiệp thuộc bộ. Để giúp Chính phủ quản lý doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban quản lý tài sản quốc hữu ở cấp trung ương và đang triển khai ở cấp địa phương.
Phương châm đổi mới chức năng quản lý nhà nước của Chính phủđược xác định là "quản lý vĩ mô, giám sát thị trường, quản lý xã hội và phục vụ
công cộng (dịch vụ công)" (macro-management, market oversight, social management and public services). Theo đó, 7 lĩnh vực Chính phủ trung ương tập trung quản lý là quốc phòng, ngoại giao, chính sách tài chính, ngân hàng,
điện lực, thông tin, đường sắt. Các lĩnh vực còn lại thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương.
Cho đến nay các bộ đều đã xây dựng được mạng nội bộ. Giao dịch bằng điện tử đã được thực hiện giữa các bộ với các tỉnh, khu tự trị trực thuộc Trung ương. Các bộ, các tỉnh và khu tự trị cũng xây dựng được trang Web riêng. Ở một số thành phố lớn, người dân đã có thể truy cập được thông tin của Chính phủ trên mạng Internet (khoảng dưới 100 triệu dân). Ở một số khu vực kinh tế phát triển và đô thị thì những dịch vụ hành chính công chủ yếu như đăng ký thuế, hải quan… đã thực hiện thông qua mạng điện tử. Thành phố Bắc Kinh đã thiết lập mạng nội bộ mang tên "Cửa sổ thành phố".