Cộng hòa Ba Lan và Hungary

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 34 - 35)

IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐN ƯỚC VỀ CẢI CÁCH THỦ

4. Cộng hòa Ba Lan và Hungary

Ba Lan và Hungary là những nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh và đang có mức độ tăng trưởng khá hơn so với một số nước khác thuộc phe xã hội chủ nghĩa trước đây ở Đông Âu. Cùng với việc phát triển kinh tế Ba Lan cũng như Hungary luôn quan tâm đầu tư, giải quyết các vấn đề về phúc lợi công cộng. Chính sách xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công đã được thực hiện trong nhiều năm và đạt được những kết quả nhất định. Việc tổ chức Liên

đoàn dân vệ (Hungary) hay Liên hiệp các tổ chức xã hội (Ba Lan) cũng như

kết quả hoạt động của các tổ chức này cho thấy sự thành công trong việc thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động của nhà nước nói chung và xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công, dịch vụ công ích nói riêng. Các dịch vụ như cấp nước tiêu dùng, hơi nóng để sưởi, điện thì nên để các công ty nhà nước thực hiện vì đòi hỏi phải có nguồn lực lớn. Còn các dịch vụ như cung ứng phương tiện giao thông, bảo trì đường xá, xử lý rác thải v.v.có thểđể cho các công ty tư nhân đảm nhiệm hoặc cả công ty nhà nước và tư nhân cùng phối hợp cung

ứng.

Trước năm 1989 ở Ba Lan vẫn duy trì chế độ tập quyền trung ương. Sau năm 1989 thực hiện phân quyền.

Trong cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính được xác nhận là khâu đột phá. Mục đích của cải cách thủ tục hành chính là:

- Tăng cường giải quyết công việc cho tổ chức, công dân; - Hạn chế tham nhũng;

- Từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật cả về nội dung và thủ tục hành chính.

Chính quyền địa phương các cấp đều thực hiện mô hình “Một cửa” trong việc cấp các giấy tờ có liên quan đến các tổ chức, cá nhân công dân như

chứng minh thư, bằng lái xe, giấy tờ nhà, giấy phép kinh doanh v.v. Quy trình thực hiện được chia thành 4 bước cụ thể là:

- Nhận đơn, kiểm tra thủ tục, hẹn ngày đến nhận kết quả; - Phòng chuyên môn xem xét ra quyết định;

- Chuyển kết quả lại cho bộ phận nhận đơn; - Trả kết quả cho tổ chức, công dân.

Ngoài việc thực hiện mô hình “Một cửa” chính quyền địa phương còn thực hiện tiếp công dân qua cổng giao tiếp điện tử. Kết quả khảo sát tại cơ

quan hành chính thành phố Warszawa cho thấy trung bình mỗi năm chính quyền thành phố giải quyết 3 triệu vụ việc lớn nhỏ thông qua cổng giao tiếp

điện tử. Theo một cuộc khảo sát gần đây, 46% dân chúng thành phố đánh giá tốt về cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)