Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 66 - 77)

- Sơ đồ quy trình xử lý:

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Về hồ sơ:

Đối với Giấy phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu (Mẫu số 1).

- Báo cáo số lượng hạn ngạch nhập khẩu đã thực hiện (trường hợp xin Giấy phép nhập khẩu lần thứ 2).

- Bản sao Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài, và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước.

Đối với Giấy phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu (Mẫu số 2).

- Báo cáo số lượng hạn ngạch xuất khẩu đã thực hiện (trường hợp xin Giấy phép xuất khẩu lần thứ 2).

- Bản sao Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài, và Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước. Đối với trường hợp xuất khẩu (tái xuất) vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp dầu khí, văn bản này được thay bằng Bản sao Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp từ doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp cho doanh nghiệp nước ngoài khác.

Ngoài những giấy tờ theo quy định, cơ quan tiếp nhận không đòi hỏi thêm giấy tờ bổ sung nào. Các mẫu đơn đề nghị đều đã được Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thểđể giúp doanh nghiệp dễ dàng hoàn thiện hồ sơ. Hồ

sơđược đánh giá là đã tối giản, giúp xác định những yêu cầu về thông tin căn bản nhất phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước.

b) Về quy trình cấp phép:

Người thực hiện

Trình tự thực hiện Tài liệu tham chiếu, Biểu mẫu Văn thư Vụ CNNg tiếp nhận đơn và hồ sơ từ Văn thư Bộ Lãnh đạo Vụ CNNg phân công thực hiện Chuyên viên nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tiếp nhận hồ sơ bổ sung của DN (nếu thiếu) Thông tư số 03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 Trình Lãnh đạo Vụ ký Giấy phép hoặc công văn trả lời Quyết định số 1195/QĐ-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc uỷ quyền ký các loại giấy phép; Lãnh đạo Vụ ký duyệt Chuyên viên phát hành Giấy phép hoặc công văn trả lời d) Lệ phí và các vấn đề liên quan khác (nếu có):

Chưa có quy định, trên thực tế Bộ không thu bất kỳ khoản lệ phí nào

đối với doanh nghiệp.

Trình Lãnh đạo Vụ

Chuyển chuyên viên trực tiếp thụ lý hồ sơ, giải quyết Nghiên cứu, xem xét hồ sơ, dự thảo Giấy phép Trình ký Giấy phép hoặc công văn trả lời Ký duyệt Phát hành

5. Một số vấn đềđặt ra

Việc quản lý vật liệu nổ là một lĩnh vực phức tạp. Trong những yếu kém về công tác quản lý thì phổ biến nhất là việc báo cáo định kỳ tình hình sử

dụng vật liệu nổ của các đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc, có doanh nghiệp vài tháng không có báo cáo vẫn chưa bị xử lý nghiêm. Việc quản lý vật liệu nổ tại mỗi đơn vị khai thác khoáng sản có nhiều "khe hở" mà cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát. Nhiều đơn vị ghi không đầy đủ các cột mục trong hộ chiếu nổ mìn hàng ngày theo mẫu quy định, khi nào có đoàn kiểm tra hoặc để một vài tuần mới điền vào cho hợp lý.

Một kẽ hở trong quản lý vật liệu nổ ở ngay nội bộ mỗi đơn vị, các đơn vị khai thác khoáng sản khi sử dụng vật liệu nổđều phải do thợ mìn thực hiện,

đây là những người đã qua lớp huấn luyện sử dụng vật liệu nổ và được cấp thẻ hành nghề. Thường thợ mìn là những người được chủ doanh nghiệp rất tin cậy nhưng cũng có trường hợp do điều kiện thuận lợi vì chỉ có một mình họ đặt mìn và kích nổ nên họđã tự ý bớt lại 1 lượng nhỏ thuốc nổđể sử dụng với mục đích riêng mà không ai biết được. Bên cạnh đó, có đơn vị sử dụng vật liệu nổ không đúng vị trí như đã đăng ký trong giấy phép, thậm chí vẫn hoạt

động khai thác khoáng sản nhưng không sử dụng đến vật liệu nổ vì công ty đó chỉ thu mua lại quặng của các đội dân địa phương khai thác, việc này khiến những đơn vị đó sử dụng không hết lượng vật liệu nổđã mua và số vật liệu nổ

dư thừa đó có thểđược họ bán lại cho những đối tượng có "nhu cầu".

Nghiêm trọng hơn, có đơn vị do tổ chức bảo vệ không tốt nên đã bị kẻ

gian đào tường, bẻ khóa vào kho lấy cắp vật liệu nổ. Khi phát hiện bị mất cắp lại không dám báo cáo cơ quan chức năng vì sợảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Do đó, trên thực tế, có nhiều trường hợp vật liệu nổ được sử dụng trong thực tế những không thể xác định được nguồn gốc.

Trong giai đoạn trước mắt, xét đến tầm quan trọng của việc quản lý vật liệu nổ trên toàn quốc và yêu cầu về thông tin và năng lực cán bộ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cấp Giấy phép, việc phân cấp Giấy phép xuất nhập khẩu về địa phương chưa thực sự khả thi và không đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với mặt hàng đặc thù này.

Một vấn đề khác có liên quan đến việc sử dụng vật liệu nổ phục vụ hoạt

động khai thác đá làm vật liệu xây dựng và làm nguyên liệu sản xuất xi măng với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Đây là hoạt động cần thiết đáp ứng nhu cầu về vật liệu để xây dựng các công trình mà còn tạo ra công ăn, việc làm cho hàng vạn lao động ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, gần đây đã xảy ra một số vụ tai nạn lao

động đặc biệt nghiêm trọng do sạt lở mỏ đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Qua kiểm tra hoạt động khai thác đá tại một số địa phương và qua xem

xét nguyên nhân các vụ tai nạn lao động cho thấy hoạt động khai thác đá hiện nay có nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với người và thiết bị.

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các Bộ ngành cần tăng cường quản lý Nhà nước để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác, trong đó, trách nhiệm của Bộ Công Thương là: “Đề xuất sửa

đổi, bổ sung các quy định về điều kiện cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm tăng cường kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật

đối với hoạt động khai thác đá”.

Trong bối cảnh này và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc quản lý vật liệu nổ nói chung và thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu vật liệu nổ nói riêng cần được quan tâm rà soát và có những biện pháp cụ thể

nhằm hoàn thiện, vừa đảm bảo yêu cầu an toàn chung cho xã hội, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường và thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Mục 4

Rà soát, đánh giá thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập khẩu hoá chất Bảng và văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng 1. Cơ sở thực tiễn:

Hoá chất Bảng là hoá chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hoá học và được phân theo thứ tự 1,2,3 theo mức

độ giảm dần. Việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán, vận tải... hoá chất Bảng đòi hỏi phải xây dựng thủ tục hành chính hợp lý không những đểđảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đồng thời tránh các tác động tiêu cực đến thúc đẩy lưu thông buôn bán, đầu tư sản xuất mà còn đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là Quốc gia thành viên của Công

ước Cấm vũ khí hoá học.

Cho đến nay Thủ tục hành chính này là phù hợp với điều kiện thực tế, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước có thể kiểm soát đầy đủ các hoạt động liên quan đến hoá chất Bảng.

Trong điều kiện tổ chức quản lý hành chính hiện việc cấp Bộ là cơ quan cấp phép đảm bảo việc quản lý tốt nhất hoạt động liên quan đến hoá chất,

đồng thời giúp hỗ trợ tốt cho việc thực thi nghĩa vụ của Quốc gia thành viên công ước - khai báo hoá chất Bảng (xuất nhập khẩu...) hàng năm. Với thủ tục hành chính này hầu như người xin cấp phép không (chưa) phải chi phí bất kỳ

khoản gì ngoài việc gửi hồ sơđến Bộ Công Thương.

- Nghịđịnh số 100/2005/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2005 về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học.

- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

- Nghị định số 59/2006/NĐ –CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hàng hoá. dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về An toàn hoá chất

- Thông tư của Bộ Công nghiệp số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 Hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất độc và sản phẩm có hoá chất độc hại, tiền chất ma tuý, hoá chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp

3. Các điều kiện giải quyết thủ tục hành chính:

Điều kiện Doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất hoá chất Bảng 1 được nêu tại Khoản 1 Điều 4 Mục 1 trong Nghị định Chính phủ số 100/2005/NĐ- CP ngày 03 tháng 8 năm 2008, cụ thể là:

- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề hoá chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và đã đăng ký mã số thuế.

- Đảm bảo mục đích đầu tư và các điều kiện đầu tư đối với cơ sở hoá chất Bảng 1 theo quy định tại Mục 1 Điều 4, Chương I; đối với hoá chất bảng 2,3 và hoá chất khác (DOC, DOC-PSF) theo Mục 11, Điều 2, Chương I của Nghịđịnh Chính phủ số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005).

- Có cơ sở vật chất, công nghệ, thiết bị phù hợp để sản xuất, chế biến, tiêu dùng hoá chất Bảng đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp mà doanh nghiệp

đã đăng ký.

- Có bộ phận phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp không có bộ phận phân tích, kiểm tra riêng thì có thể sử dụng dịch vụ của các

- Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm hoạt động diễn ra taị cơ sở không gây ô nhiễm môi trường; có đầy đủ các phương tiện và điều kiện làm việc để

bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường như đối với hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật về lao động và về môi trường.

- Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ chuyên môn, được huấn luyện, đào tạo chuyên ngành hoá chất, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Việc đầu tư cơ sở hoá chất được thực hiện theo quy định đầu tư hiện hành.

- Trước và sau khi cơ sở đi vào hoạt động chủ đầu tư phải chấp hành các nghĩa vụ khai báo đối với hoá chất Bảng 1 theo quy định tại Mục 2 Điều 4, Chương I (trừ phòng thí nghiệm cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm có tổng sản lượng điều chế, tổng hợp hoá chất Bảng 1 dưới 100 gam/năm); đối với hoá chất Bảng 2,3 theo quy tại Điều 7; đối với hoá chất khác (DOC-PSF) theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2005.

- Trong quá trình cơ sở hoạt động chủ đầu tư phải chấp hành nghĩa vụ

kiểm chứng đối với hoá chất Bảng 1 theo quy định tại Mục 3 Điều 4 (trừ

phòng thí nghiệm cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm có tổng sản lượng điều chế tổng hợp hoá chất Bảng 1 dưới 100gam/năm); đối với hoá chất Bảng 2,3 theo Điều 8; đối với hoá chất khác (DOC; DOC-PSF) theo Điều 12 của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 3 tháng 8 năm 2005

Điều kiện Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoá chất Bảng 1 được quy

định tại Điều 5 Mục 1 trong Nghịđịnh nói trên, cụ thể là:

- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoá chất Bảng 1 với các tổ chức, cá nhân của quốc gia thành viên của Tổ chức Cấm vũ khí hoá học ( Phụ lục số 2 của Nghị định Chính phủ

số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005) trong những trường hợp cho những mục đích không bị Công ước cấm (theo mục 11, điều 2, chương 1 của Nghịđịnh Chính phủ số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005).

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề hoá chất do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, mã số thuế xuất nhập khẩu.

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất Bảng do Sở Công nghiệp và Thương mại cấp, Hiện nay, Bộ Công Thương

điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất Bảng, dự kiến thông tư sẽ được ban hành cuối năm 2008. Trước mắt, giải pháp tạm thời doanh nghiệp tự làm Bản cam kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về hoá chất.

- Đảm bảo đầu tư theo đúng các mục đích không bị cấm theo quy định

đối với hoá chất Bảng 1 tại Mục 1 Điều 4; đối với HC Bảng 2,3 tại Mục 11

Điều 2 Nghị định Chính phủ số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005. - Doanh nghiệp hàng năm phải thực hiện việc thông báo và khai báo theo

đúng quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh, kiểm tra tại cơ sở hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra đối với các Doanh nghiệp đã có những hoạt động liên quan đến hoá chất Bảng, hàng năm phải có nghĩa vụ khai báo với Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước (Cơ quan đầu mối là Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ

Công Thương) và đây cũng là một trong các điều kiện để xem xét việc cấp phép nói trên.

Có thể nói, các điều kiện tại Thủ tục này đã được nêu rất cụ thể, rõ ràng, mang tính thực tiễn cao phù hợp với môi trường pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nhận thấy là các điều kiện là khá nhiều và chặt chẽ. Nhưng xuất phát từ yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với mặt hàng nguy hiểm này, yêu cầu chặt chẽ như vậy được xác định là cần thiết và có cơ sở thực tiễn .

4. Thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính

a) Về hồ sơ:

- Đối với Văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở sản xuất hoá chất Bảng, hồ

sơ gồm:

+ Đơn đề nghị theo mẫu trong đó có kèm theo cam kết thực hiện đầy đủ

các nghĩa vụ nêu tại Nghị định Chính phủ số 100/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005;

+ Bản sao hợp lệ còn giá trị Quyết định hoặc Giấy phép thành lập doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản sao hợp lệ còn giá trị Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)