- Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vượt trội địi hỏi nguồn nhân lực tri thức có thể theo kịp và giúp Trung Tâm tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức, kỹ năng thì khơng thể nào vận hành các dây chuyền máy móc hiện đại từ đó nó tác động đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Việt Nam là nước có hệ thống chính trị ổn định, dưới sự lãnh đạo và thống nhất nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước tạo nên sự ổn định về mặt kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đây là cơ hội tốt cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được an toàn, n tâm, tin tưởng hơn vào tình hình chính trị để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực.
- Hệ thống pháp luật cũng tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tuân thủ những quy định đó. Nó ảnh hưởng một cách sâu sắc trên diện rộng đến cách thức phát triển nguồn nhân lực. Nhà nước ban hành luật lao động với nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động cũng đã tác động trực tiếp đến công tác phát triển nguồn nhân lực.
- Sự thay đổi văn hóa - xã hội cũng tạo nên thuận lợi và khó khăn đến cơng tác phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp gồm:
+ Chất lượng và số lượng lao động: Nếu nguồn lao động tuyển vào doanh nghiệp đó đã có trình độ văn hóa và được trang bị các kỹ năng cần thiết
để thực hiện cơng việc thì q trình phát triển đó chỉ cần hướng dẫn, bổ sung cho các kỹ năng nâng cao khác.
+ Các chuẩn mực về đạo đức và sự thay đổi lối sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực