Chế độ về tiền lương:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 66)

Mức chi tiền lương, tiền công đối với cán bộ, công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp bình quân của các đơn vị thuộc hệ thống ngành Thuế tỉnh Kiên Giang không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức do Nhà nước quy định (bao gồm lương ngạch bậc, chức vụ và các loại phụ cấp; không bao gồm phụ cấp công vụ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ).

Việc phân phối được cụ thể như sau:

1. Tiền lương (01 lần lương) và các khoản đóng góp theo lương thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

2.Tiền lương tăng thêm bình quân tối đa 0,8 lần so với tiền lương do Nhà nước quy định, bao gồm lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp.

2.1.Các loại phụ cấp được điều chỉnh theo mức chi tiền lương tăng thêm bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm (phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán; phụ cấp thủ quỹ) và phụ cấp vượt khung theo qui định.

2.2. Quy định về chi tiền lương tăng thêm (mức độ khen - thưởng)

a) Tiền lương tăng thêm hàng tháng là 0,6 lần tiền lương do Nhà nước quy định được chi trả như sau:

Đối tượng: Công chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm số ngày công lao động trong tháng theo quy định; Nữ công chức nghỉ chế độ thai sản.

Thời điểm chi trả: Tiền lương tăng thêm hàng tháng được chi trả cùng với kỳ chi trả tiền lương theo chế độ nhà nước quy định.

b) Phần còn lại của tiền lương tăng thêm (tiền lương tăng thêm theo mức 0,8 trừ (-) tiền lương tăng thêm thực chi hàng tháng theo quy định tại điểm a nêu trên) được phân phối như sau:

Đối tượng: Công chức, người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (xếp loại thi đua là A) và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (xếp loại thi đua là B).

Thời điểm chi trả: Vào đầu quý sau, đơn vị chi trả tiền lương tăng thêm còn lại của quý trước.

Căn cứ xác định: Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào tổng mức tiền lương tăng thêm còn lại của quý trước, chất lượng hoàn thành công việc và bình xét thi

đua theo quy định của Cục Thuế đối với từng công chức, người lao động của quý trước để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm của quý trước.

Phương pháp xác định:

Bước 1: Xác định quỹ tiền lương tăng thêm của đơn vị quý trước còn được chi

Quỹ tiền lương tăng thêm của quý trước còn được chi = Tổng tiền lương tăng thêm theo mức 0,8 của quý trước - Tổng tiền lương tăng thêm đã thực chi của quý trước theo mức 0,6

+

Tiền lương tăng thêm 0.6 phải thu hồi

Trong đó:

Tổng tiền lương tăng thêm theo mức 0,8 của quý trước = Tiền lương của tất cả công chức, người lao động của đơn vị đang hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp tại điểm 2.1 (không bao gồm tiền lương của những người đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan có thẩm quyền) nhân (x) 0,8.

Tiền lương tăng thêm 0.6 phải thu hồi: Là tiền lương tăng thêm phải thu hồi của số cán bộ không được hưởng tiền lương tăng thêm hàng tháng 0,6 quy định tại điểm 2.3 đã chi.

Bước 2: Xác định hệ số phân phối quỹ tiền lương tăng thêm

Hệ số phân phối quỹ tiền lương tăng thêm

= Quỹ tiền lương tăng thêm của quý trước còn được chi

:

Tổng tiền lương, phụ cấp của quý theo kết quả bình xét A,B theo công thức

∑[(HSL+PC)CC loại A x LCS x 1,1 +∑(HSL+PC)CC loại Bx LCS x 1,0) Trong đó:

(HSL+PC)CC loại A : hệ số lương và phụ cấp để tính tiền lương tăng thêm của cán bộ, công chức, người lao động được xếp loại A

(HSL+PC)CC loại B : hệ số lương và phụ cấp để tính tiền lương tăng thêm của cán bộ, công chức, người lao động được xếp loại B

LCS: Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm hiện hành

1,1: là hệ số thi đua của cán bộ, công chức, người lao động xếp loại A 1,0: là hệ số thi đua của cán bộ, công chức, người lao động xếp loại B

Bước 3: Mức tiền lương tăng thêm được hưởng của từng công chức, người lao động:

Mức tiền lương tăng thêm được hưởng của từng công chức, người lao động

=

Hệ số phân phối quỹ tiền lương tăng thêm

x (HSL+PC)CC x LCS xhệ số thi đua hệ số thi đua

(HSL+PC)CC : Hệ số lương + Phụ cấp được tính tiền lương tăng thêm của từng công chức, người lao động

2.3 Các trường hợp không được hưởng tiền lương tăng thêm hàng tháng (0,6):

+ Cán bộ, công chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong tháng.

+ Cán bộ, công chức và người lao động đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp, sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là không vi phạm thh́ trong thời gian bị đình chỉ công tác, tạm giữ, tạm giam được tính là ngày công lao động và được truy lĩnh phần tiền lương tăng thêm trong thời gian trên.

+ Cán bộ, công chức và người lao động nghỉ ốm từ 15 ngày làm việc trong tháng trở lên không được hưởng tiền lương tăng thêm của tháng (có hồ sơ khám, chữa bệnh của cơ quan y tế và có giấy của bác sỹ bệnh viện).

+ Cán bộ, công chức và người lao động xin nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 10 ngày làm việc trở lên trong tháng, nghỉ việc không lý do từ 03 ngày làm việc trở lên trong tháng không được hưởng tiền lương tăng thêm của tháng.

+ Cán bộ, công chức và người lao động không được hưởng tiền lương tăng thêm đối với những ngày không làm việc trong tháng: Người xin nghỉ việc riêng không hưởng lương dưới 10 ngày làm việc trong tháng; nghỉ việc không lý do dưới 03 ngày trong tháng; công chức có quyết định thôi việc, chuyển công tác ra khỏi đơn vị.

+ Cán bộ, công chức và người lao động vi phạm kỷ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức. Thời gian không được hưởng tiền lương tăng thêm đối với các hình thức vi phạm kỷ luật: khiển trách: 03 tháng; cảnh cáo: 06 tháng; hạ bậc lương: 09 tháng; giáng chức, cách chức: 01 năm.

+ Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trên 03 tháng thì không được hưởng tiền lương tăng thêm trong thời gian đi học.

Các trường hợp không được hưởng tiền lương tăng thêm nêu trên, nếu đã được chi tiền lương tăng thêm hàng tháng của quý trước, phải thực hiện thu hồi và được cộng vào Quỹ tiền lương tăng thêm của quý trước (trường hợp quỹ tiền lương tăng thêm của quý trước đã xác định thì được cộng vào quỹ tiền lương tăng thêm của quý sau).

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w