Giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 88 - 90)

- Các trường hợp không được hưởng phần còn lại của tiền lương tăng thêm.

3.2.2.2. Giải pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời với nó là số lượng người nộp thuế ngày càng nhiều, vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế thì mỗi công chức thuế phải thực sự có trình độ,

năng lực và kỹ năng nghề nghiệp mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

Bất kỳ một ngành nào, khi thực hiện nhiệm vụ thì người lao động cũng cần có những kỹ năng cần thiết bên cạnh trình độ chuyên môn. Để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho công chức thuế đòi hỏi Ban lãnh đạo trong đơn vị phải thực sự quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho công chức thuế, thường xuyên cho công chức trong đơn vị được học tập nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng chuyên sâu cho từng bộ phận để từ đó cán bộ thuế được nắm sâu hơn các kỹ năng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình phục vụ công tác quản lý thuế của ngành thuế.

Kết hợp quá trình đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị với quá trình tự học tập nâng cao trình độ của công chức trong Chi cục Thuế. Tổ chức đào tạo tại nơi làm việc cho tất cả nhân viên trong đơn vị thông qua sự giám sát của các Đội trưởng, các công chức có thể học hỏi qua các công chức có kinh nghiệm, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi hơn. Với phương pháp này kết hợp luân phiên vị trí công tác để công chức trong đơn vị có thể nắm bắt nhanh các nghiệp vụ quản lý thuế và tích lũy thêm kinh nghiệp ở các vị trí khác nhau.

Với xu thế phát triển như hiện nay, ngành thuế đã chuyển sang hình thức quản lý thuế theo mô hình chức năng. Với mỗi chức năng, với mỗi nhiệm vụ được giao trách nhiệm chính cho từng phòng, từng bộ phận vì vậy việc phối hợp với nhau mang vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi công chức thuế ở các vị trí khác nhau phải phối hợp chặt chẽ để mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác quản lý thuế. Làm việc theo nhóm là điều kiện tốt nhất đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với tính chất công việc như vậy, đào tạo công chức trong đơn vị làm việc theo nhóm mang lại lợi ích vô cùng to lớn góp phần vào thành công của đơn vị trong quản lý thuế.

Để làm việc theo nhóm có hiệu quả, trước tiên lãnh đạo đơn vị phải tổ chức đào tạo cho người lao động đặc biệt là các trưởng bộ phận những kỹ

năng làm việc theo nhóm, các kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chia sẻ trợ giúp…

Các hình thức đào tạo có thể thực hiện tại đơn vị như: Cử công chức tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc đơn vị mời các chuyên gia về đơn vị trực tiếp giảng dạy…

Ban lãnh đạo cần đưa ra các mục tiêu cụ thể để người lao động phấn đấu thực hiện khi tham gia các lớp đào tạo kỹ năng như: Giao các trưởng bộ phận lập kế hoạch xác định các mục tiêu nhiệm vụ và thực hiện nó một cách hiệu quả nhất, định kỳ hàng tháng phải báo cáo, đánh giá rút kinh nghiệm để thực hiện ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w