Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 80 - 88)

- Các trường hợp không được hưởng phần còn lại của tiền lương tăng thêm.

3.2.2.1. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Trí lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ. Để nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, công chức, trong những năm tới phải quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực sau:

- Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng tuyển mới và đang có. Công tác này chỉ thực sự hữu hiệu khi bộ phận này tham gia trực tiếp công tác và hiểu việc mình đang làm là gì, cần phát triển gì, cần gì để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách được giao, thay vì chỉ có giá trị trên bằng cấp và thực tế lại không áp dụng được vào nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên đưa cán bộ, công chức đi học các khóa đạo tạo về nghiệp vụ chuyên môn.

- Tăng chi phí đào tạo để cán bộ, công chức vẫn có lương ổn định cuộc sống trong khi đi đào tạo. Để phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Có thể nói không có vị trí công việc nào lại không cần đến ngoại ngữ ở một mức độ nào đó, đặc biệt lại là vị trí cán bộ quản lý. Chính vì thế, việc đào tạo và đào tạo lại ngoại ngữ cho cán bộ quản lý Chi cục Thuế đáp ứng yêu cầu công việc là một vấn đề đặt ra. Trước tiên, cần đào tạo cho các cán bộ có nhu cầu công việc buộc phải đối ngoại nhiều như cán bộ các Đội thuế.

- Về thời gian đào tạo, cần chú ý tránh các thời gian bận rộn của Chi cục Thuế để có thể giảm thiểu chi phí cơ hội, và mang lại hiệu quả học tập cao nhất.

- Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong quy trình xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ta cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong Chi cục Thuế TP. Hà Tiên, Kiên Giang .

Cán bộ, công chức là những người trực tiếp tham gia vào quy trình đạo tạo. Sự thành công hay thất bại của một chương trình đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, trách nhiệm và sự hiểu biết của cá nhân cán bộ, công chức.

* Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của ngạch công chức Nhà nước

Xác định cụ thể từng đối tượng công chức trong đơn vị, xây dựng kế hoạch trình với cấp trên để đưa công chức đi đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước cho tất cả công chức trong đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức thuế. Nội dung và mức độ bồi dưỡng do Nhà nước quy định đối với từng ngạch công chức. Ngành thuế hiện nay tập trung vào đào tạo ngạch chuyên

ngành thuế như: Kiểm tra viên chính thuế, Kiểm tra viên thuế, Kiểm tra viên trung cấp thuế.

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh tế và năng lực lãnh đạo, điều hành cho công chức quản lý làm nhiệm vụ lãnh đạo:

Kiến thức lý luận chính trị là một trong những kiến thức mà Đảng và Nhà nước đòi hỏi ở mỗi công chức quản lý là lãnh đạo chủ chốt đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước phải tiếp thu và vận dụng hiệu quả trong công tác của mình. Nội dung chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý, khoa học lãnh đạo, tâm lý lãnh đạo, phương pháp và khả năng lãnh đạo quản lý được Nhà nước xây dựng trên cơ sở khoa học về quản lý.

- Công chức lãnh đạo cần bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp gồm: Lãnh đạo Chi cục Thuế, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo Chi cục Thuế.

- Công chức lãnh đạo cần bồi dưỡng kiến thức năng lực quản lý, điều hành gồm: Lãnh đạo các Đội thuế và công chức Kiểm tra viên thuế trở lên trong toàn đơn vị.

Quy hoạch đào tạo đối với một số công chức trẻ có năng lực, để trở thành cán bộ nòng cốt trong lĩnh vực quản lý thuế hoặc trong từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong các Đội thuế. Số cán bộ này phải được đào tạo toàn diện, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ và tin học. Mỗi năm ít nhất phải cử 2 - 3 cán bộ đi đào tạo dài hạn.

Như vậy, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý thuế trong những năm tới là hết sức nặng nề. Trong đó, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế được đặt lên hàng đầu và có tầm trọng đặc biệt về phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị.

* Mỗi cán bộ, công chức trong Chi cục Thuế cần thực hiện những điều sau:

Thứ nhất, mỗi cá nhân phải thường xuyên tự đánh giá kiến thức, kỹ năng của mình.

Cá nhân cán bộ, công chức phải tìm hiểu xem mình còn thiếu những kiến thức, kỹ năng gì. Từ đó, đề đạt nguyện vọng được đào tạo để bổ sung, khắc phục những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Cán bộ, công chức có thể đề đạt với cán bộ quản lý trực tiếp của mình hoặc gửi đơn xin yêu cầu được đào tạo nâng bậc hoặc đào tạo nâng cao trình độ.

Thứ hai, khi đã được Chi cục Thuế cử đi đào tạo, cá nhân cán bộ, công chức phải nghiêm túc chấp hành những quy chế, quy định của Chi cục Thuế trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ ba, cán bộ, công chức phải thường xuyên báo cáo, đề xuất những ý kiến của mình để có thể áp dụng những kiến thức được học vào quá trình hoạt động một cách tốt nhất. Không được học tập theo lối thụ động, ỷ lại vào giáo viên hướng dẫn.

* Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý trực tiếp:

Cán bộ quản lý trực tiếp cán bộ, công chức là những người trực tiếp tiếp xúc, theo dõi được quá trình làm việc của cán bộ, công chức. Do đó, họ hiểu rất rõ về cán bộ, công chức của mình. Họ là những người đưa ra danh sách yêu cầu đào tạo một cách chính xác nhất nếu họ đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

Một là, cán bộ quản lý cần nắm rõ mục tiêu, kế hoạch, phương hướng phát triển của Chi cục Thuế trong năm kế hoạch và trong tương lai.

Hai là, phải có sự chính xác trong việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức. Cán bộ quản lý cần tránh lỗi thiên vị, lỗi xu hướng trung bình, lỗi thái cực, lỗi định kiến hay lỗi thành kiến trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức .

Ba là, cán bộ quản lý phải đề ra được những mục tiêu cần đạt được sao cho phù hợp với khả năng của mỗi cán bộ, công chức dưới quyền quản lý của mình.

Bốn là, từ những căn cứ trên, cán bộ quản lý xây dựng một danh sách những cán bộ, công chức cần đào tạo rồi nộp lên Đội HC-NS-TV-AC của Chi cục Thuế .

Năm là, trong và sau khi cán bộ, công chức đi đào tạo thì cán bộ quản lý phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ áp dụng kiến thức mới vào công việc.

Sáu là, cán bộ quản lý cùng với cán bộ phụ trách đào tạo của Chi cục Thuế đánh giá hiệu quả của khóa đào tạo bằng cách đánh giá khả năng thực hiện công việc của cán bộ, công chức trước và sau khi được đào tạo.

* Vai trò và trách nhiệm của Đội HC-NS-TV-TV-AC:

Đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân sự trong Chi cục Thuế, Đội HC-NS-TV-TV-AC hay trực tiếp là cán bộ phụ trách đào tạo có vai trò lớn nhất.

- Có trách nhiệm làm rõ quy trình, thủ tục đào tạo.

- Có trách nhiệm trong việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công chức trước và sau khi đào tạo.

- Hỗ trợ và tham mưu cho Chi cục trưởng xây dựng kế hoạch phát triển của Chi cục Thuế, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân sự để đáp ứng được mục tiêu của kế hoạch.

- Cán bộ phụ trách đào tạo có trách nhiệm trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo và mời giáo viên hướng dẫn giảng dạy.

- Mọi hồ sơ dữ liệu liên quan tới cán bộ, công chức, Đội HC-NS-TV-TV- AC phải cập nhật thường xuyên và quản lý thông tin có hệ thống và chặt chẽ.

Nâng cao cơ sở vật chất cho học tập: Chúng ta đều biết người có khả năng thực sự thường có sức sáng tạo cao. Nhà quản lý nhân sự tốt phải biết cách tạo cho họ sự vui vẻ say mê khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, suy nghĩ sáng tạo trong công việc. Nếu không tạo được môi trường làm việc tốt và nếu không được nâng đỡ ủng hộ khi cần thiết, cán bộ, công chức của mình sẽ mất động lực làm việc và làm mất năng lực tiềm tàng của bản thân họ, chân lý này khi được áp dụng phù hợp, hiệu quả nó sẽ đem lại những thành công ngoài sức tưởng tượng. Hơn nữa, tri thức tập thể cũng đóng vai trò quan trọng và là nguồn gốc lợi thế riêng biệt đối với Chi cục Thuế, chìa khoá ở đây là cho phép sáng tạo và tự do của cá nhân, trong phạm vi văn hoá của đơn vị.

* Tạo động lực cho người được đào tạo:

Đối với những đối tượng được đào tạo, Chi cục Thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Những cán bộ, công chức được cử đi đào tạo vẫn được nhận lương, thưởng 100% như đi làm. Tuy nhiên, để khuyến khích cán bộ, công chức tích cực tham gia đào tạo hơn, Chi cục Thuế nên có những hình thức khuyến khích tinh thần như: đối với những học viên đạt kết quả cao trong học tập và thực hành có thể tặng họ giấy khen, tuyên dương trước toàn thể cán bộ công cán bộ, công chức Chi cục Thuế hay có những phần quà nhỏ để tạo thêm động lực học tập cho họ ở những khóa đào tạo sau.

Còn đối với những cán bộ, công chức chưa được đào tạo: đối với đối tượng này vấn đề tâm lý rất quan trọng, họ thường có tâm lý đố kị, bất bình với những người được đào tạo. Trách nhiệm của cán bộ quản lý trực tiếp và cán bộ phụ trách đào tạo là phải làm sao cho họ hiểu được lý do tại sao người khác được cử đi đào tạo còn họ thì không được. Bản thân họ phải cố gắng hơn hay là do xuất phát từ yêu cầu thực tế của công việc.

Khi cán bộ, công chức hiểu rõ được mục đích của đào tạo họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, cảm giác đố kị cũng được giảm bớt hoặc mất hẳn. Từ đó, tạo

bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong công việc. Hiệu quả của đào tạo và phát triển nguồn nhân sự sẽ cao hơn.

* Những giải pháp để cải tiến đào tạo và phát triển nguồn nhân sự tại Chi cục Thuế TP Hà Tiên:

- Mở rộng các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá mục tiêu đào tạo, từ đó đưa ra các phương pháp đào tạo thích hợp để tránh sự hình thức, rập khuôn cứng nhắc trong công tác này các nhà quản lý phải mở rộng các hình thức đào tạo. Đối với những lao động được gửi đi học ngoài Chi cục Thuế, chương trình đào tạo do phía đối tác chủ động thiết kế nhưng phải có sự đóng, bổ sung của Chi cục Thuế. Đối với hình thức đào tạo trong Chi cục Thuế, dù trong hay ngoài công việc, dù là kèm cặp thực tế hay giảng dạy lý thuyết thì đều phải áp dụng nhiều cách truyền đạt sao cho người học, người dạy đều tăng hứng thú, sự chú tâm vào hoạt động đào tạo.

- Đối với cán bộ quản lý có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp hội nghị: tiết kiệm được chi phí và không bị sự áp đặt riêng của một người nào đó vì mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề và người tham gia cảm thấy tự tin và không cảm thấy mình đang bị huấn luyện.

Hàng tuần ban lãnh đạo đơn vị lựa chọn các chủ đề để chuẩn bị triển khai trong cuộc họp của tuần sau. Khi chọn chủ đề thì ban lãnh đạo cân nhắc sắp xếp thứ tự và ưu tiên là những chủ đề mà các cán bộ công chức thường xuyên phải thực hiện, những chủ đề mà cán bộ công chức chưa am hiểu nhiểu, còn đang tranh luận giữa các bộ phận, giữa các cán bộ ở các bộ phận khác nhau, chủ đề cần nghiên cứu sâu và mang tính phổ biến cao đến các chủ đề cá biệt mà chỉ có một số bộ phận chức năng thực hiện riêng biệt… nhằm mục đích qua công tác triển khai thì mọi người sẽ hiểu sâu hơn về chủ đề đó

và cũng qua đó cán bộ thuế sẽ vận dụng vào thực tế công việc của mình được nhanh chóng hơn.

Sau khi tất cả cán bộ tham dự thảo luận, tranh luận, nêu các vướng mắc trong thực tế khi thi hành nhiệm vụ hiện nay và kể cả các đề xuất của cán bộ thì ban lãnh đạo có trách nhiệm làm rõ vấn đề mà tập thể đã thảo luận, tranh luận, chốt nội dung chủ yếu của chủ đề, nhấn mạnh những điểm mà cán bộ công chức từng khâu cần nắm vững để thực hiện, đồng thời cũng giải đáp các câu hỏi mà tập thể đặt ra. Qua đó giúp tất cả cán bộ tham dự nắm chắc được nội dung đã triển khai và sẳn sàng thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ theo chủ đề triển khai.

+ Kỹ thuật nghe nhìn: tổ chức các chương trình phim ảnh theo định kỳ gồm các thông tin mới và cập nhật sẽ có tác dụng lớn mặc dù kinh phí có hơi cao nhưng ưu điểm của nó lại nổi bật hơn cả vì có thể chỉ đầu tư một lần nhưng có thể sử dụng nhiều lần chiếu đi chiếu lại và có thể ngừng để giải thích thêm.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo, phát triển:

Chi cục Thuế xây dựng quỹ đào tạo và hàng năm dựa vào kết cấu lao động năm đó cần, đưa ra các kế hoạch đào tạo để xây dựng kinh phí cho từng chương trình và thuận lợi cho cả việc đánh giá hiệu quả sau này.

Đối với công tác đào tạo bên ngoài thì cần lên danh sách các khoản chi phí cho từng chương trình và tính trên từng đầu người thay vì trước đây chỉ tính theo kinh nghiệm và thoả thuận vào hợp đồng. Nếu chỉ tính lượng tiền trên từng khoá thì có một số người lại đào tạo vài khoá trong một năm nên sẽ khó nhận xét chính xác được.

Có thêm chính sách tạo thuận lợi cho những người cán bộ quản lý mong muốn được nâng cao nghiệp vụ, khuyến khích cho họ tham gia các lớp học

ngắn hạn, cần thiết cho hiệu quả công việc, Chi cục Thuế có thể chịu phần lớn học phí cho họ nhưng phải quan tâm theo dõi sát sao quá trình học tập.

- Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực:

Một trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo cho nguồn nhân sự phát triển và khai thác có hiệu quả là sự quan tâm của ban lãnh đạo Chi cục Thuế. Các cấp lãnh đạo của Chi cục Thuế là những người phải có nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của yếu tố con người đối với việc nâng cao hiệu quả công việc, đối với sự tồn tại, phát triển của Chi cục Thuế cũng như sự phát triển toàn diện của cá nhân cán bộ, công chức. Lãnh đạo Chi cục Thuế cần dành thời

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 80 - 88)

w