Kiến nghị với các cơ quan quản lí Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 93 - 97)

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam mới ra đời hơn 24 năm nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, do vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lí linh hoạt cũng như hành lang pháp lí hoàn chỉnh để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên thị trường. Do bản chất của thị trường bảo hiểm nhân thọ là rất nhạy cảm nên luôn cần có sự xử lí nhanh, kịp thời và hợp lí nên công tác quản lí, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng phải liên tục, nghiêm khắc và kịp thời.

Mặt khắc để khắc phục những vấn đề phát sinh của thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay bao gồm sự cạnh tranh không lành mạnh, sự phát triển không đồng đều về chất lượng đại lí, xu hướng phát triển nhanh và đa dạng hóa của thị trường... cần phải đổi mới và tăng cường quản lí của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Việc đổi mới và tăng cường quản lí của Nhà nước được thể hiện thông qua 6 vấn đề cơ bản sau :

- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lí về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như giữa các đại lí bảo hiểm nhân thọ.

Hiện nay, các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng tương đối hoàn chỉnh, bao gồm: Luật kinh doanh bảo hiểm, các nghị định và thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên còn rất nhiều các vấn đề chưa có quy định cụ thể như: quy định về xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm luật, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm ra nước ngoài. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần ban hành và hoàn thiện những văn bản sau :

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay, nghị định 118/NĐ-TTg đã được ban hành. Tuy nhiên các mức phạt

73

trong nghị định này còn quá thấp so với trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm do vậy cần tăng mức phạt cao hơn để nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lí Nhà nước về bảo hiểm cần ban hành các văn bản pháp quy quy định về các chỉ tiêu giám sát hoạt động kinh doanh, kênh phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm, quy định liên quan đến việc hình thành và sử dụng các qũy đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm...

Một đặc điểm của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam còn thiếu tính cưỡng chế, việc thực thi luật còn thiếu nghiêm minh. Đây là những cản trở lớn gây bất lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Nhằm định hướng và tạo ra khung pháp lí cho việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm nhân thọ trong những năm tới, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm, sửa chữa những vấn đề chưa thống nhất hoặc không còn phù hợp, bổ sung các văn bản pháp luật để tạo tính đồng bộ của hệ thống này. Cần có các biện pháp xử lí nghiêm minh đối với các trường hợp gian lận khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, trong khai báo tai nạn, yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Cần xây dựng đầy đủ và cụ thể các chế tài để răn đe nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm.

- Chính phủ cần điều chỉnh khung tỷ lệ hoa hồng phù hợp đối với từng loại sản phẩm BHNT tùy thuộc vào mức độ khó khăn và phức tạp trong quá trình khai thác và tư vấn

- Quy định tiêu chuẩn áp dụng cho nội dung của bộ hợp đồng đại lí, trong đó cần quy định rõ ràng và đầy đủ các vấn đề: trách nhiệm và quyền hạn của đại lí, các chương trình đào tạo yêu cầu bắt buộc phải có, đạo đức nghề nghiệp, việc cấp chứng chỉ đào tạo đại lí nhằm xây dựng các tiêu chuẩn về

trình độ và phân loại đại lí.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành bảo hiểm nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nói chung phát triển bàng cách tăng cường tuyên truyền quảng cáo trong xã hội để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, hiểu được tác dụng của bảo hiểm nhân thọ đối với cá nhân hộ gia định, doanh nghiệp và toàn xã hội từ đó dần hình thành thói quen tham gia bảo hiểm nhân thọ trong các tầng lớp dân cư.

Chính phủ cũng nên có những chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ví dụ như miễn giảm một phần thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với những người tham gia bảo hiểm nhân thọ đặc biệt là các sản phẩm BHNT dài hạn hoặc bảo hiểm trẻ em để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước.

- Bên cạnh đó, Chính phủ nên có chính sách ưu đãi về đầu tư đối với các công ty bảo hiểm vì các công ty BHNT nói riêng và bảo hiểm nói chung hàng năm luôn đóng góp nhiều vào nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội trên cơ sở huy động tiền nhàn rỗi trong dân để hình thành các quỹ đầu tư dài hạn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác.

- Nhà nước nên tiếp tục mở cửa thị trường bảo hiểm nhân thọ và cho phép thành lập thêm công ty BHNT trong nước. Thực tế đã chỉ ra rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam phải đảm bảo nhu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và ASEAN, AFTA, EU, Mỹ và các quy định của WTO. Mỗi khi có thêm một doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ thì thị trường lại sôi động hơn, số hợp đồng khai thác mới lại gia tăng. Điều này được lí giải bởi các lí do sau :

Khi có thêm doanh nghiệp bảo hiểm, công tác quảng cáo về bảo hiểm nhân thọ lại được tăng cường, hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ của một số bộ

75

phận dân cư tăng lên.

Các doanh nghiệp mới thành lập, ngoài việc khai thác các đoạn thị trường đang được khai thác, họ sẽ mở rộng quy mô khai thác đến các đoạn thị trường mới. Khi đó số sản phẩm được tăng lên và đa dạng hơn hơn và người dân có thêm cơ hội lựa chọn.

Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, cơ quan quản lí Nhà nước cũng đã tích cực trong việc xem xét và cấp giấy phép hoạt động cho các công ty BHNT nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2019, trên thị trường đã có 18 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trong đó: một doanh nghiệp trong nước là Bảo Việt và 17 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Daii - chi Việt Nam, Prudential Việt Nam, Manulife Việt Nam, AIA Việt Nam, ACE và Prevoir Việt Nam…). Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của Nhà nước trong việc hội nhập với khu vực và quốc tế.

Việc thành lập thêm công ty BHNT có thể khai thác triệt để tiềm năng của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, khi có thêm công ty BHNT trên thị trường, tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn và đây có thể là yếu tố làm tăng chất lượng dịch vụ và đem lại mức phí cạnh tranh có lợi cho người dân. Tuy nhiên, khi xem xét việc cấp giấy phép hoạt động Nhà nước cũng cần xem xét việc ưu tiên cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp 100% vốn trong nước để đảm bảo sự cân bằng trên thị trường giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG ĐẠI LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w