d. Quản lý nhà nước về chi KCBBHYT
1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT
Khái niệm về tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Tun truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt mục đích đó là tun truyền thất bại".
- Như vậy, tun truyền có ba nội dung chủ yếu là:
+ Thơng tin để tuyên truyền (gồm cả định hướng thông tin); + Giáo dục và vận động người dân;
+ Tổ chức mọi người đi tới hành động.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT là khâu đầu tiên then chốt để người lao động, đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) và mọi người dân có sự hiểu biết về các chính sách về BHYT, về trách nhiệm cũng như quyền lợi mà mình được hưởng. Đây là hoạt động để đưa chính sách BHYT đến gần dân, sát dân hơn. Có nhiều trường hợp đánh mất quyền lợi mà BHYT mang lại khi ốm đau, bệnh tật do khơng ít người vẫn chưa hiểu đúng giá trị, bản chất của chính sách BHYT hiện nay, nhiều người dân vẫn lầm tưởng đây là một hình thức “kinh doanh” bảo hiểm hoặc bảo hiểm thương mại khác. - Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về
+ Giúp người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cơng tác BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHYT cho người lao động, BHYT tồn dân.
+ Góp phần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT; qua đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng chương trình, kế hoạch thực hiện tốt chủ trương, chính sách BHYT, triển khai thực hiện Luật BHYT ở các cấp, các ngành và toàn xã hội.
+ Đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT.
- Tuyên truyền, làm rõ sự cần thiết, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT; những nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới của Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung). Tập trung phân tích những điểm mới quan trọng có tính đột phá, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHYT ban hành trước đây. Như: Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) quy định BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung), để chăm sóc sức khoẻ, khơng vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện; bổ sung quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi. Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tham gia BHYT đặc biệt là đối tượng người nghèo, bảo trợ xã hội, thân nhân người có cơng với cách mạng…
- Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về
+ Phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính ưu việt của chính sách BHYT; lợi ích của BHYT đối với mỗi người dân và toàn xã hội; về mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia BHYT; làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đơn vị, trường học, doanh nghiệp… trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT.
tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp chủ yếu được nêu trong Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT tồn dân, đề án Chiến lược phát triển Ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục tăng cường quán triệt Chỉ thị số 38- CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh cơng tác BHYT trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21 -NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”; Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 về “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT tồn dân”; Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 25/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21 -NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012
- 2020”;Chương trình số 22-CTr/HU ngày 22/7/2013 của Huyện ủy Tây Giang về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn năm 2012 -
2020” và Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 14/8/2013 của UBND huyện Tây Giang về thực hiện Chương trình Chương trình số 22-CTr/HU ngày 22/7/2013 của Huyện ủy Tây Giang về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trịvà các chủ trương, chính sách khác về BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
- Với những kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách BHYT, nhấn mạnh các kết quả thiết yếu, quan trọng, như: Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT ngày càng hồn thiện. Cơng tác quản lý nhà nước về BHYT được tăng cường và chặt chẻ hơn, linh hoạt hơn. Đối tượng tham gia BHYT ngày càng tăng, quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được bảo đảm; các chế độ chính sách đối với người tham gia BHYT được thực hiện kịp thời, đúng quy định, thủ tục hành chính được rút gọn. Cơng tác tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán
chi phí KCB BHYT được cải thiện cả về chất lượng và quy trình, thủ tục. Người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, người có cơng, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng
bào dân tộc thiểu số, người đang sinh sống trên địa bàn có kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở.
- Với mục tiêu thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường lãnh đạo
cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội.
1.2.4. Tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh BHYT và giám định thanh quyếttốn chi phí KCB