b. Khí hậ u thời tiết
2.1.4. Đặc điểm về môi trường và thể chế
Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ưu tiên tập trung triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi gắn với giảm nghèo bền vững, bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Phấn đấu đến năm 2020, các huyện miền núi đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đảm bảo theo mục tiêu Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đề ra.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao, số thoát nghèo chưa thực sự giảm (Bảng 2.5, Phụ lục 1); dẫn đến sự phát triển kinh tế và môi trường làm việc của người lao động nghèo còn gặp nhiều khó khăn để thoát nghèo bền vững.
Huyện Tây Giang là huyện nghèo trong 63 huyện nghèo củacả nước, là huyện miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, có 08 xã biên giới giáp với Lào, nhân dân ở đây đa số là đồng bào Cơ tu chiếm hơn 93% dân số toàn huyện, đa số người dân sinh sống và phát triển kinh tế từ nông, lâm nghiệp, làm nương rẫy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đa số dựa vào sự trợ cấp Nhà nước, riêng chính sách an sinh xã hội về chăm sóc sức khỏe cho người dân được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% và chiếm 80% - 96% dân số được cấp thẻ BHYT để được chăm sóc
sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh (Xem bảng 2.6 và bảng 2.7, Phụ lục 1).