- Cân đối Thu Ch
b. Nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
3.3.2. Đối với BHXH cấp trên
Để làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, BHXH tỉnh Quảng Nam cần:
của chính quyền địa phương, nhất là sự phối hợp giữa ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc cấp huyện. Sớm đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHYT vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các cấp, ngành và đơn vị.
- Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền trong toàn bộ hệ thống BHXH và xã hội hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thông tin kịp thời cho báo chí về các vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách BHYT và phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, bất hợp lý của chính sách BHYT hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời chính sách, pháp luật; Tiếp tục hoàn thiện các quy định và sớm hướng dẫn thực hiện một số nội dung về BHYT phát sinh trong thực tiễn thực hiện chưa phù hợp, còn vướng mắc.
- Nâng cấp, hoàn thiện các chương trình phần mềm đang áp dụng thực hiện, như Hệ thống thông tin giám định BHYT, kế toán. Cập nhật, điều chỉnh kịp thời các phản ánh trong quá trình sử dụng phần mềm để nâng cấp cho phù hợp với những quy định có thay đổi, hỗ trợ cho công tác nhập dự liệu, thống kê, báo cáo, kiểm tra.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành. BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh cần có kế hoạch triển khai thường xuyên và lâu dài các lớp đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn các thay đổi về chính sách, phát luật cho cán bộ, nhân viên BHXH, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển.
KẾT LUẬN
BHYT là một chính sách xã hội lớn của Nhà nước ta, triển khai thực hiện chính sách BHYT góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống cho mọi người dân, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Với công tác quản lý chi phí KCB BHYT như hiện nay, BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như công tác tuyên truyền giúp cho người tham gia nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHYT; công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp vi phạm…
Bên cạnh với những thành tựu đạt được, BHXH huyện vẫn còn rất nhiều khó khăn phía trước như công tác lập kế hoạch, dự toán chi; công tác thanh quyết toán, công tác giám định chi phí KCB BHYT…đòi hỏi phải có nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục. Trên cơ sở xem xét và phân tích thực trạng hiện nay về công tác quản lý chi phí KCB BHYT, luận văn đã đạt được những kết quả sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chi phí KCB BHYT.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện tỉnh Quảng Nam, luận văn xác định được những thành tựu, hạn chế, những nguyên nhân của những mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà
nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây giang tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.
Tác giả đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang là một vấn đề rộng và có nhiều hạn chế thách thức, bản thân tác giả còn có những hạn chế về nghiên cứu và kinh nghiệm nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn thầy, cô và các bạn góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn để tác giả có thêm nhiều kiến thức nhằm vận dụng vào thực tế đơn vị mình đang công tác.