d. Quản lý nhà nước về chi KCBBHYT
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nước về chiphí KCBBHYT
- Đối với đối tượng thụ hưởng: Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ về BHYT. Đây là vai trò cơ bản và quan trọng nhất của công tác quản lý chi. Các hoạt
động chi phí khám, chữa bệnh BHYT phải đảm bảo chi đúng đối tượng hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đảm bảo các thủ tục hồ sơ có liên quan và đúng thời gian quy định. Người lao động khi được chi trả đầy đủ chế độ về BHYT, có đầy đủ hiểu biết về chính sách BHYT thì sẽ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình kể cả chủ sử dụng lao động, tạo tâm lý yên tâm khi tham gia, điều này cũng gián tiếp đóng góp vào sự ổn định quỹ, đảm bảo ổn định thu nhập của người hưởng khi có bất cứ khó khăn, thay đổi nào trong cuộc sống cũng như đảm bảo được an sinh xã hội để ổn định kinh tế - chính trị, an ninh, quốc phòng.
- Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt công tác quản lý chi khám chữa bệnh BHYT cũng chính là góp phần đảm bảo, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp khi mà tâm lý người lao động tin tưởng, nguồn tài chính thuận lợi, mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động thêm sự
gắn kết về lâu và dài trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngày càng nâng cao chất lượng, uy tín và niềm tin về doanh nghiệp được củng cố về nhiều mặt.
- Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng trưởng quỹ
an toàn, không bị thất thoát, từ đó tạo được niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư, nguồn tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹ bền vững và ổn định. Đồng thời, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH.
- Đối với hệ thống ASXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT là góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH cơ bản nhất của quốc gia vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững.
- Đối với xã hội: góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vì đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết nhất của con người, giúp cân đối ngân sách quốc gia trong trường hợp bù thiếu, từ đó số tiền nhàn rỗi trong quỹ và ngân sách sẽ được đầu tư vào những hạn mục thiết yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.