Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 100 - 106)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Liên Bang

3.2.1 Giải pháp vĩ mô

Trong các thị trường xuất khẩu nông sản mục tiêu của Việt Nam, Liên bang Nga được đánh giá là một thị trường tiềm năng. Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của nước ta từ những năm 90 đến nay, nhất là đối với các sản phẩm như cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, gạo… Ngày 29/5/2015, Việt Nam và Liên bang Nga đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA). Đây là FTA đầu tiên của EAEU, mở ra một cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên minh nói chung và thị trường Nga nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần phải có các nhóm giải pháp cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua các thách thức mà FTA mang lại.

3.2.1.1 Giải pháp tận dụng cơ hội

3.2.1.1.1 Giải pháp phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước

Quan hệ thương mại Việt – Nga đã có đạt được những thành công nhất định trong những năm qua nhưng chưa xứng với tiềm năng phát triển và quan hệ truyền thống của hai quốc gia. Vì thế, Nhà nước cần giữ vai trò định hướng và có những chính sách hỗ trợ kịp thời sát sao cho các doanh nghiệp nông sản.

- Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách và pháp luật tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kí kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu với đối tác Nga, qua đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia.

Đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, dịch vụ liên quan đến xuất khẩu nông sản để doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho quy trình thủ tục xuất khẩu. Ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nước cũng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng trọt, chế biến thông qua các quy định và thủ tục hành chính tại địa phương, cũng như các chính sách hỗ trợ về vốn.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: rà soát lại tất cả các hiệp định, thỏa thuận có sự tham gia của Việt Nam và Liên Bang Nga có liên quan đến vấn đề XKNS như quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận xuất xứ, … sau đó phổ biến, hướng dẫn cho các Doanh nghiệp XKNS để các Doanh nghiệp có chiến lược XK hợp lí. Làm việc với Liên bang kiểm dịch giám sát thú y và thực vật Liên Bang Nga để làm rõ quy trình kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu cũng như các thủ tục cần thiết để tạo điều kiên cho Doanh nghiệp Việt Nam XKNS vào Liên Bang Nga.

Bộ giao thông vận tải: có cơ chế hợp lí để làm việc với hãng vận tải biển quốc tế chuyên các tuyến vận chuyển đến các cảng biển lớn của Liên Bang Nga để điều chỉnh giá cước biển và các dịch vụ liên quan hợp lí phù hợp với các sản phẩm nông sản xuất khẩu Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác thương mại và thanh toán song phương giữa các ngân hàng lớn của Việt Nam với các ngân hàng Liên Bang Nga để giải quyết được vấn đề nhức nhối về điều kiện thanh toán của các đối tác Liên Bang Nga, đồng thời các doanh nghiệp XK của Việt Nam yên tâm trong việc kí kết hợp đồng ngoại thương. Ví dụ như hiện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) đã phối hợp với nhau xây dựng đề án thanh toán song phương, và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tất cả các sơ sở về mặt kỹ thuật 2 bên đã thiết lập đầy đủ và sẵn sàng để phục vụ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực sự thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng kênh này các ngân hàng cần phải nắm rõ những nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp khi tham gia kênh thanh toán này. Sự ra đời của ngân hàng liên doanh Việt – Nga đã góp phần nào giảm bớt nhưng rủi ro thanh toán cho Doanh nghiệp XKNS Việt Nam. Ngân hàng Nhà Nước có thể ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng Liên doanh Việt-Nga có chính sách riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga. Với việc thiết lập được một mạng lưới hoạt động tại 6 thành phố lớn của Việt Nam và các chi nhánh tại Matxcova ngân hàng liên doanh Việt – Nga sẽ hỗ trợ thanh toán trực tiếp cho các Doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga và ngược lại. Phí thanh toán XK thấp, an toàn, nhanh chóng. Các doanh nghiệp

hoàn toàn có thể yên tâm xuất hàng đi mà không lo bị đối tác không trả tiền. Đồng thời, ngân hàng này cũng cung cấp đầy đủ thông tin nhập và xuất hàng cho Doanh nghiệp; hỗ trợ cho xuất khẩu bằng USD lãi suất thấp.

3.2.1.1.2 Phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Hiện Việt Nam có rất nhiều nông sản có thế mạnh trên thế giới như hạt tiêu, hạt điều, cà phê, gạo… tuy nhiên giá nông sản của chúng ta luôn thấp hơn các quốc gia khác vì chúng ta phần lớn chỉ chú trọng xuất khẩu các nông sản thô trong khi nông sản chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kẻ. Đó là lí do vì sao chúng ta xuất khẩu một lượng lớn nông sản nhưng giá trị xuất khẩu thì không cao. Do đó, chiến lược lâu dài cho nông sản Việt Nam là phải đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản chế biến. Để thực hiện chiến lược đó, chúng ta cần phải tạo sự gắn kết chặn chẽ của chuỗi liên kết gồm hoạt động sản xuất, hoạt động chế biến-bảo quản và hoạt động hỗ trợ.

 Hoạt động sản xuất

Nhà nước cần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch của từng ngành, từng sản phẩm theo hướng gắn kết với lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Cụ thể, cần quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn đặc biệt là nguyên liệu đáp ứng cho các ngành xuát khẩu truyền thống như nông sản, thủy sản... Việc quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu nông sản tập trung gắn liền với các cơ sở chế biến sẽ mang lại những hiệu quả tốt hơn. Thứ nhất, vùng nguyên liệu gắn liền với vùng chế biến, chúng ta có thế quản lý tốt chất lượng nguyên liệu thô ngay từ lúc trồng trọt thu hoạch nên cũng sẽ đảm bảo chất lượng cho sản phẩm nông sản chế biến. Các yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia nhập khẩu nói chung và Liên Bang Nga nói riêng là rất khắt khe nên chúng ta phải qua đảm bảo chắc chắn rằng nguyên liệu thô đã đủ tiêu chuẩn ngay từ trước khi chế biến. Thứ hai, sự gắn kết của vùng nguyên liệu và cơ sơ chế biến sẽ đảm bảo cho việc cập nhật tình hình kịp thời về mùa vụ, sản xuất qua đó có chiến lược thu mua, chiến lược kinh doanh xuất khẩu hiệu quả hơn. Thứ ba, việc vận chuyển nguyên liệu đến cơ sở chế biến sẽ ngắn lại, vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp đảm bảo chất lượng tốt cho nông sản.

Hoạt động chế biến-bảo quản

Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng mới hoặc cải tạo các cơ sở chế biến nông sản. Đặc biệt tạo điều kiện tốt để thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp Liên Bang Nga hoặc Việt kiều tại Nga vào ngành nông sản và sau đó xuất ngược trở lại những nông sản này lại với Liên Bang Nga. Với quy mô lớn được trang bị thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, hoạt đông sản xuất chế biến sẽ đảm bảo tạo ra những sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến những thị trường khó tính nhất thế giới.

3.2.1.1.3 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực nào không chỉ riêng nông sản là rất khốc liệt. Vì thế chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại để tăng mức độ nhận biết của nông sản Việt Nam trên thường thế giới nhất là khi nông sản chúng ta chưa hoàn toàn đứng vững.

 Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam và Liên Bang Nga

Các cơ quan thương mại Việt Nam tại Liên Bang Nga như Đại sứ quán, Thường vụ tại Nga cần tăng cường cung cấp thông tin về thị trường Liên Bang Nga cho doanh nghiệp Việt Nam. Do sự khác biệt về ngôn ngữ nên việc tìm hiểu thông tin về thị trường cũng gặp một số khó khăn nhất định. Các cơ quan cần phát huy vai trò thu nhập, thông tin về thị trường để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan cũng như chiến lược phát triển phù hợp. Thường vụ Việt Nam tại Liên Bang Nga có thể giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước các doanh nghiệp nhập khẩu tiềm năng, có uy tín tại nước sở tại để doanh nghiệp có thể tiếp cận và chào hàng. Nếu muốn tìm hiểu thông tin về đối tác Liên Bang Nga để chọn lựa hợp tác làm ăn, chuyên viên chính cơ quan đại diện thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam, các DNXK Việt Nam hoàn toàn có thể nhờ cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam hoặc hệ thống VCCI của Nga cung cấp. Ngoài ra, vai trò của các cơ quan thương mại tại Liên Bang Nga là rất quan trong trong việc cập nhật thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông sản, cần thông báo ngay lập tức cho các doanh nghiệp xuất khẩu để họ có tìm ra phương án tốt nhất để điều chỉnh kế hoạch xuất

khẩu, tránh thiệt hại lớn. Bên cạnh đó công tác dự báo về thị trường nông sản chủ đạo cũng giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất hoặc đa dang hóa các mặt hàng mới để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu tối đa.

 Đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại của nông sản Việt Nam

- Tổ chức các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu Liên Bang Nga, qua đó gia tăng cơ hội kinh doanh.

- Tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi đến các quốc gia có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga.

- Tổ chức các buổi hội thảo về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga với sự tham gia của các cơ quan thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu để qua đó có cái nhìn toàn cảnh về thị trường cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

- Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ cho các Doanh nghiệp hai quốc gia, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ được nhu cầu và mong muốn của họ và có chiến lược phát triển chất lượng hợp lý.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua cộng động người Việt tại Liên Bang Nga

3.3.1.2 Giải pháp vượt qua thách thức

3.3.1.2.1 Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chất lượng

Để gia tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại Liên Bang Nga chúng ta cần phải tạo dựng thương hiệu cho nông sản. Cụ thể:

Phát triển chiến lược phát huy thế mạnh thương hiệu quốc gia cho nông sản xuất khẩu gắn với chỉ dẫn địa lý. Nhà nước quan tâm xây dựng và chứng nhận thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông sản. Đối với các hàng nông sản chủ lực thì phải đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý để gia tăng thương hiệu.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nông sản cho nông sản xuất khẩu. Yếu điểm lớn nhất của nông sản Việt Nam là chất lượng, trong lịch sử rất nhiều lô hàng nông

sản của Việt Nam đã bị trả lại vì không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu. Cụ thể, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Liên Bang Nga thường được viết bằng Tiếng Nga nên các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận. Các cơ quan quản lý Nhà nước phải có nhiệm vụ dịch và tuyên truyền lại các yêu cầu này cho các Doanh nghiệp có biện pháp ngiêm ngặt quản trị chất lượng ngay từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Ngoài việc tuyên truyền thông tin, các cơ quan, sở ban ngành nông nghiệp địa phương cần có các buổi hướng dẫn, trao đổi thông tin để các hộ gia đình và doanh nghiệp gia tăng ý thức đảm bảo chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu thô.

3.3.1.2.2 Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nhà nước cần đầu tư khuyến khích đầu tư nghiên cứ khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Là một nước sản xuất nông nghiệp truyển thống nhưng với sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới hiện nay, nông nghiệp truyền thống sẽ không thể trụ vững. Nông nghiệp cần ứng dụng nhiều lĩnh vực công nghệ, khoa học hiện đại để nâng cao năng suất, gia tăng giá trị nông sản. Ví dụ công nghệ sinh học với những phát mình về giống mới cho năng suất cao, giống mới sẽ đa dạng hóa các sản phẩm nông sản; khoa học kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất cho diện tích canh tác lớn…

3.3.1.2.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực

Đây là một trong những hỗ trợ cơ bản nhất của Nhà nước đối với Doanh nghiệp. Trước hết là quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết vấn đề môi trường cho các vùng nguyên liệu nông sản. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung sẽ cho phép tận dụng lợi thế quy mô lớn khiến giá thành giảm. Với cơ sở hạ tầng tốt hơn, nông dân có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu với một mức giá rẻ hơn và chất lượng cao hơn. Hệ thống cung cấp điện, đường xá, thuỷ lợi, đê điều do Nhà nước đầu tư sẽ tạo điều kiện cho nông dân áp dụng các chuẩn mực của quy trình sản xuất tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng nông sản.

Tăng cường nghiên cứu và dự váo thị trường đối với các mặt hang nông sản xuất khẩu chủ lực, xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng mặt hang để trên cơ sở

đó hoạch định và có chính sách hỗ trợ từ khâu sản xuất-chế biến-bảo quản… Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về môi trường và đặc biệt là là tập trung xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu. Nâng cao vai trò của Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam – Liên Bang Nga về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật; phát huy vai trò của Thường vụ Việt Nam tại Nga trong hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất – xuất khẩu nông sản vào thị trường Nga phù hợp với quy định của WTO và lợi thế của từng mặt hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 100 - 106)