Gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 66 - 73)

2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang Nga

2.2.1 Gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và EAEU mang tính lịch sử sâu sắc, vì đây là FTA đầu tiên của EAEU với 1 nước ngoài khối. Sau hơn 2 năm đàm phán, Việt Nam đã trở thành đối tác quốc tế đầu tiên đạt thoả thuận thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu. Lợi thế lớn nhất và dễ nhận thấy nhất là FTA đã mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận sâu hơn với các thị trường các nước thành viên EAEU nói chúng và Liên Bang Nga nói riêng thông qua các ưu đãi về thuế quan. Nếu như trước kia khi Liên Bang Nga gia nhập WTO chúng ta cũng đã được hưởng những ưu đãi thuế quan thì với FTA này kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam được kì vong sẽ tăng mạnh. Bên cạnh những mặt được hưởng ưu đãi như thủy sản, đồ gỗ, dệt may thì nông sản Việt Nam cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi thuế quan từ FTA. Cụ thể:

Nhóm thuế quan được đưa về mức 0% ngay sau khi FTA có hiệu lực bao gồm: Hạt điều, hạt tiêu, cà phê, một số hàng rau quả (cải brucxen tươi hoặc ướp lanh, rau diếp xoăn , quả lê, quả dâu tây, đào, lê, đu đủ, chuối, quả sung, quả dứa, quả bơ, quả ổi xoài, măng cụt, cam, quýt, quả bười, quả chah, quả nho, các họ quả dưa, quả mơ tươi, quả anh đào), các sản phẩm cao su sơ chế, thịt động vật sống, sữa và kem không cô đặc, trứng gia cầm, rất nhiều ra củ quả, cơm dừa, lúa mì, lạc, dầu thực vật, cacao,…

Nhóm thuế quan giảm theo lộ trình 10 năm, mỗi năm thuế suất giảm từ 1,3% đến 1,4% và đưa về mức 0% vào năm 2025 gồm: thịt và phụ phẩm ăn được của bò sát, thịt động vật họ trâu bò, sữa kem ở thể rắn, bơ, pho mát, mật ong, long vũ, ngà mai động vật, hoa tươi (hoa hồng, hoa lan, hoa cúc…), thực vật giống, hành tây, hành, hẹ, tỏi, sà lách cuộn, củ cải, cà rốt, củ rễ ăn được, dưa chuột, dưa chuột, đậu hà lan,…

Rất nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam được hưởng lợi luôn từ FTA khi thuế suất được cắt giảm xuống 0% ngày khi FTA có hiệu lực, đặc biệt là đa phần những mặt hàng nông sản chủ lực của chúng ta đang suất sang Liên Bang Nga

đều nằm trong nhóm giảm thuế suất này. Rât nhiều các mặt hàng nông sản khác cũng được giảm thuế suất nhưng theo lộ trình khác nhau. Tóm lại, phần lớn mặt hàng nông sản được hưởng ưu đãi thuế quan là những nông sản mà hiện Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga vì thế với tư cách là quốc gia đầu tiên kí kết FTA với EAEU, Việt Nam đã đi trước một bước so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam sẽ rẻ hơn tương đối so với các quốc gia xuất khẩu khác. Đây là lợi thế lớn cho các doanh Nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh tối đa KNXK của các nông sản chủ lực thì Việt Nam cũng cần chủ động đa dạng hóa nhưng nông sản xuất khẩu tiềm năng được hưởng ưu đãi từ hiệp định để gia tăng hơn nữa KNXK, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các mặt hàng nông sản chủ lực bởi Việt Nam có rất nhiều nông sản tiềm năng có khả năng xuất khẩu. Với những kinh nghiệm sẵn có trong việc xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga và các lợi thế về giá, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt ngay cơ hội này để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh cán cân thương mại giữa hai quốc gia.

Kim ngạch nông sản xuất khẩu đang đóng góp tới 15% vào tổng KNXK của Việt Nam sang Liên Bang Nga và xếp vị trí thứ 2 chỉ sau nhóm ngành Điện tử và Linh Kiện. Với tiềm năng phát triển của mình, nông sản vẫn chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Nhóm bảy mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam đang xuất khẩu sang Liên Bang Nga bao gồm cao su, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, chè, hạt tiêu và gạo. Đây cũng là những mặt hàng nông sản mà Việt Nam đang xuất khẩu nhiều nhất ra thế giới và cũng có những vị trí nhất định trên trường thế giới. Các mặt hàng nông sản chủ lực này cũng đang được hưởng những ưu đãi thuế quan từ FTA. Cụ thể:

 Cà phê

Tất cả các sản phẩm cà phê hạt xuất khẩu sang Liên Bang Nga đều có thuế suất 0% trước khi kí kết FTA, trừ cà phê đã rang, đã khử chất caffeine (thuế suất 10%). Sau FTA, cà phê đã rang, đã khử chất caffeine được cắt giảm thuế theo lộ

trình 5 năm đến năm 2020 thuế về mức 0%. Đây là cơ hội cho ngành cà phê xuất khẩu mặt hàng này sang Liên Bang Nga.

 Chè

Trước FTA, thuế suất của hầu hết các mặt hàng chè Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga là 0%, trừ chè Paraguay với thuế suất 5%. Ngay sau khi FTA có hiệu lực, thuế suất chè Paragoay được xóa bỏ hoàn toàn. Đây cũng là cơ hội cho ngành chè Việt Nam trong việc định hướng đa dạng hóa thêm các chất lượng chè xuất khẩu.

 Hạt tiêu

Thuế suất cho hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam được cắt giảm hoàn toàn về mức 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lưc. Việc giảm từ mức thuế cơ sở 5% xuống 0% sẽ là cơ hội tốt cho ngành hạt tiêu Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hạt tiêu sang Liên Bang Nga. Tỷ trọng tiêu Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của Liên Bang Nga liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2012-2016, cụ thể tỷ trọng năm 2016 là hơn 70%. Suy ra, nhu cầu tiêu Việt Nam tại thị trường Liên Bang Nga vẫn tăng liên tục trong điều kiện thuế suất cơ sở là 5%. Vậy với ưu đãi thuế quan chỉ con 0% ở hiện tại, tiềm năng cho ngành hạt tiêu Việt Nam là rất lớn. Hạt tiêu Việt Nam chắc chắn sẽ rộng đường hơn nữa vào thị trường Liên Bang Nga, hy vọng ngành Tiêu có thể tăng tỷ trọng lên tới 90% giống như hạt điều đã làm được.

 Cao su

Các mặt hàng cao su Việt Nam đã xuất khẩu chủ yếu sang Liên Bang Nga là

Cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR), sản phẩm vệ sinh hoặc y tế bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, Tờ cao su xông khói và Mủ cao su tự nhiên. Thuế suất cho các mặt hàng cao su tự nhiên TSNR, sản phẩm vệ sinh hoặc y tế bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, Tờ cao su xông khói và Mủ cao su tự nhiên đã ở sẵn mức 0% trước khi có FTA. Vì thế, FTA không ảnh hưởng quá nhiều đến những măt hàng này. Chỉ riêng Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng thì FTA đã điều chỉnh thuế suất từ 15% xuống còn 0%. Các sản phẩm

khác của cao su thì thuế xuất cũng được đưa từ mức 5% và 15% xuống mức 0%. Vì thế nếu muốn tận dụng tốt ưu đãi thuế quan này, ngành cao su cần phải chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến để tạo ra các sản phẩm cao su có giá trị gia tăng cao thay vì chỉ tập trung xuất khẩu cao su tự nhiên có giá trị thấp. Chỉ có như vậy Việt Nam mới có thể tân dụng tối đa cam kết cắt giảm thuế.

 Hạt điều

Thuế suất cho hạt điều trước khi kí FTA là 0% nên sau khi FTA có hiệu lực không ảnh hưởng quá nhiều đến mặt hàng điều. Tỷ trọng hạt điều Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Liên Bang Nga là rất lớn, khoảng 90%. FTA sẽ góp phần gia tăng sự gắn bó giữa hai quốc gia, hạt điều cũng sẽ có cơ hội gia tăng hơn nữa KNXK sang Liên Bang Nga.

 Gạo

Trước khi kí kết FTA, gạo Việt Nam xuất khẩu phải chịu mức thuế suất cơ sở 15%. Sau khi FTA có hiệu lực, gạo là mặt hàng nhạy cảm, bị áp hạn ngạch thuế quan. Liên minh sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch tổng là 10.000 tấn/năm với thuế suất 0% cho hai chất lượng gao là Gạo hạt dài luộc sơ với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3 (HS code 1006 30 670 0) và Gạo hạt dài loại khác với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3 (HS code 1006 30 980 0). Chúng ta hy vọng ngành Gạo sẽ tận dụng tốt hạn ngạch này để đẩy mạnh xuất khẩu Gạo hơn nữa sang Liên Bang Nga.

 Hàng rau quả

Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng rau quả Việt Nam sang Liên Bang Nga giảm trong giai đoạn 2012 – 2016. Tuy nhiên tỷ trọng rau quả Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Liên Bang Nga lại tăng đều và ổn định qua các năm.

Liên Bang Nga là một trong những nước nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới, 30% rau quả nhập khẩu là từ Liên minh Châu âu. Tuy nhiên, Liên Bang Nga đang phải chịu sự cấm vận của Châu Âu và Mỹ nên đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất

khẩu rau quả Việt Nam sang Liên Bang Nga nhất là trong bối cảnh FTA đã được thực thi, rau quả Việt Nam đang được hưởng rất nhiều ưu đãi.

Rau

FTA mang lợi cơ hội lớn nhất mặt hàng rau quả được cắt giảm thuế từ mức 15% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực, gồm cải brucxen tươi hoặc ướp lanh, rau diếp, hạt rau, câu rừng, phong lan, cây hoa có nụ, cây thông noel, cải brucxen tươi hoặc ướp lanh, rau diếp xoăn. Đây là cơ hội rất lớn cho những mặt hàng rau này bởi với việc xóa bỏ hoàn toàn thế quan, giá nhập khẩu các mặt hàng này sẽ rẻ đi rất nhiều so với trước kia, qua đó chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm cùng loại khác. Nhóm sản phẩm khác đươc cắt giảm thuế suất theo lộ trình 10 năm, từ mức thuế suất cơ sở hiện là 15% mỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4 và giảm về 0% vào năm 2025 gồm các sản phẩm rau chủ đạo chúng ta đang xuất khẩu sang Liên Bang Nga như cà rốt, củ cải, quả bí ngô, quả bí và quả bầu; khoai sọ; khoai môn; cà chua, hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa lan, hoa cúc và các loại hoa khác. Với những ưu đãi thuế quan này, Việt Nam trước hết có cơ hội gia tăng KNXK những mặt hàng rau chủ lực chúng ta đang xuất khẩu sang Liên Bang Nga như cà rốt, củ cải. Ngoài ra Việt Nam cần tận dụng tốt xuất khẩu các mặt hàng hoa tươi, khi rất nhiều chủng loại hoa tươi đã được giảm thuế. Nhu cầu đời sống ngày càng cao nên hoa tươi trang trí ngày càng được ưa chuộng trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hoa từ Việt Nam sang Liên Bang Nga còn rất ít. Vì vậy với ưu đãi thuế quan này, đây có thể coi là cơ hội cho hoa tươi Việt Nam gia tăng thị phần hơn nữa tại thị trường Liên Bang Nga.

Quả

Cùng với rau, các sản phẩm quả Việt Nam cũng được hưởng lợi lớn từ FTA. Cụ thế, rất nhiều mặt hàng đươc giảm thuế quan từ 10% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực như chôm chôm, nhãn, vải thiều, quả lê, quả dâu tây, đào, lê, đu đủ,... Các nhóm quả khác cũng được hưởng lợi nhưng ít hơn với thuế suất giảm ngay từ 5% xuống 0% là cơm dừa, chuối, quả sung, quả dứa, quả bơ, quả ổi xoài, măng cụt, cam, quýt, quả bười, quả chanh, quả mơ tươi, mận. Liên Bang Nga có khí hậu ôn

đới lục địa nên không thích hợp cho việc trồng các quả tươi nhiệt đới. Để đáp ứng tiêu dùng nên Liên Bang Nga đa phần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việt Nam với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, bốn mùa rõ rệt nên chúng ta có thế mạnh về các trái cây nhiệt đới. Nhóm trái cây tươi được giảm thuế suất ngay khi FTA có hiệu lực là những mặt hàng trái cây chủ yếu chúng ta đang xuất khẩu sang Liên Bang Nga. Đặc biệt nhóm được giảm từ 10% xuống 0% ngày khi FTA thực thi là nhóm cần đặc biệt chú trọng để đẩy mạnh hơn nữa KNXK. Mặc dù hiện tại KNXK của nhóm này không lớn so với các trái cây tươi khác nhưng nhu cầu thị trường về các mặt hàng này vẫn tăng đều tại thị trường Liên Bang Nga. Lượng hàng nhập khẩu một số loại quả tươi nhiệt đới (mã hàng: 0 810 90 2000: me, vải, mít, sake, hồng xiêm, vải thiều tươi,…) vào Liên Bang Nga trong những năm qua chưa nhiều nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Ví du như vải thiều là một loại quả nhiệt đới, ít biết đến hay nói cách khác, cho đến nay, người Liên Bang Nga chưa có thói quen ăn vải thiều. Tuy nhiên, trên một số trang mạng ở Liên Bang Nga có giới thiệu về vải thiều, quảng cáo, giới thiệu ăn như thế nào và có tác dụng ra sao. Tại hệ thống cửa hàng bán lẻ vải thiều tươi xuất hiện rất ít, trong đó có vải thiều Việt Nam. Đây có thể coi là cơ hội rất lớn cho quả tươi xuất khẩu của Việt Nam, bởi Liên Bang Nga có nhu cầu lớn về hoa quả tươi nhưng hiện không thể nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ do cấm vận kinh tế nên quả tươi Việt Nam tràn đầy cơ hội để xuất khẩu khi sản phẩm của chúng ta đang rẻ hơn tương đối so với các quốc gia xuất khẩu khác. Nhu cầu trái cây tươi tại Liên Bang Nga là rất lớn vì vậy buộc Liên Bang Nga phải tìm đến các đối tác đang xuất khẩu mặt hàng này sang Liên Bang Nga, vì vậy cơ hội cho Việt Nam là rất lớn.

Rau quả đóng hộp

Đa phần dòng thuế cho rau quả đóng hộp có lộ trình cắt giảm theo từng năm và sẽ xuống 0% chậm nhất năm 2025. Dưa chuột, cà chua dầm đóng hộp và dứa khoanh đóng lon vẫn là những sản phẩm rau quả đóng hộp chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường Nga tuy nhiên mặt hàng dưa chuột và dưa chuột bao tử đóng hộp, mặt hàng cà chua chế biến nằm ngoài cam kết thuế quan này. Mặt hàng dứa

được giảm thuế quan theo lộ trình 10 năm, mỗi năm thuế suất giảm thêm 1,3% và về mức 0% vào năm 2025.

Thị trường thực phẩm và đồ uống sơ chế ở Liên Bang Nga là một trong những thị trường đang phát triển nhất. Nhu cầu thực phẩm đóng hộp đang tăng lên do một vài yếu tố như yếu tố mùa màng của thị trường thực phẩm Nga, sự biến động giá theo mùa và truyền thống của Nga trong việc bảo quản thực phẩm tại gia. Hiện nay, 80% người Nga mua những sản phẩm đóng hộp như rau, đậu, hoa quả, salat, đồ ăn nhanh và đồ uống đóng hộp. Tiềm năng tăng trưởng của rau và hoa quả đóng hộp ở Liên Bang Nga rất cao. Thị trường Liên Bang Nga là thị trường nhập khẩu dứa lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy với ưu đãi thuế quan cho mặt hàng dứa chế biến, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa KNXK mặt hàng dứa đã qua chế biến dưới dạng đóng lon – là chất lượng dứa được ưa thích nhất tại Liên Bang Nga.

Ngoài những ưu đãi thuế quan, FTA còn mang lại sự thống nhất giữa Việt Nam và EAEU vế vấn đề Quản lý Hải quan và tạo thuận lợi thương mại và Hàng rào phi thuế quan. Về vấn đề Quản lý Hải Quan, Các bên cam kết rằng quản lý hải quan đươc áp dụng nhất quán và minh bạch, tạo thuận lợi thương mại và hài hòa hóa các hoạt động hải quan. Các cơ quan hải quan trung ương của các Bên phải nỗ lực thành lập và duy trì các kênh trao đổi thông tin phục vụ cho hợp tác hải quan, bao gồm thành lập các đầu mối liên hệ để đảm bảo việc trao đổi thông tin nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 66 - 73)