Quy mô và đặc điểm thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 32 - 35)

1.4. Tổng quan về thị trường hàng nông sản của Liên Bang Nga

1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường

Thị trường Liên Bang Nga với hơn với 142,42 triệu người là thị trường nhập khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam. Liên Bang Nga có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do dân số đông phân bố chủ yếu ở các đô thị. Nền kinh tế Liên Bang Nga tương đối phát triển trong khu vực, do vậy người dân có mức thu nhập khá cao và có sự tương đồng về sở thích. Nhìn chung, hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Liên Bang Nga thường có thói quen mua các sản phẩm tại các hệ thống kênh phân phối lớn như siêu thị, chuỗi của hàng vì họ sẽ an tâm vào chất lượng.

Liên Bang Nga hay nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam là chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, rau quả.

 Cà phê

Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu hai loại cà phê chính là Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine và Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine, hai chất lượng

này chiếm đến hơn 99% sản lượng chè nhập khẩu của Liên Bang Nga .Liên Bang Nga là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ tám trên thế giới và là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê hòa tan lớn nhất thế giới. Ở thị trường trong nước, cà phê hòa tan vẫn chiếm lĩnh thị phần lớn. Điều này cũng đúng với các quốc gia uống trà truyền thống do việc pha cà phê hòa tan cũng tương tự như pha một tách trà (chỉ cần cho thêm nướng nóng) giúp người uống trà có thể dễ dàng chuyển qua uống cà phê. Ở Liên Bang Nga, trung bình mỗi người dùng 0,75 kg cà phê/năm. Trong đó, lượng cà phê hòa tan chiếm 70%, cà phê đã rang và cà phê bột chiếm 30%. Người Nga ngày càng có xu hướng dùng cà phê nhiều hơn. Trung bình, những năm gần đây, dung lượng thị trường hàng năm tăng 2 - 4% về lượng, 7 - 10% về trị giá, 3 - 5% về giá cả ( Cục Xúc tiến Thương Mại, 2016). Hơn một nửa lượng cà phê xanh (chưa rang) nhập khẩu vào Liên Bang Nga là từ hai quốc gia Việt Nam và Brazil. Hơn thế nữa, phần lớn lượng cà phê nhập khẩu là từ các quốc gia sản xuất cà phê Robusta (mặc dù cà phê nhập khẩu từ Brazil có thể là Arabica hoặc Robusta). Điều này hoàn toàn phù hợp với thói quen của người tiêu dùng Nga ưa chuộng cà phê hòa tan được làm chủ yếu bởi loại cà phê Robusta.

Chè

Chè là đồ uống thông dụng nhất của người Liên Bang Nga với khoảng 98% dân số uống chè. Mặt hàng chè được người dân Liên Bang Nga rất ưa chuộng do nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hầu hết chè được sử dụng để pha uống liền. Chè đựng trong túi nhúng sử dụng trong tách thay thế cho cách đóng gói chè pha ấm. Các túi chè được đóng gói dạng hình tháp và ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với nhiều hãng khác nhau và nhiều mùi vị pha trộn đặc trưng. Khoảng 30% lượng chè được sử dụng ở nhà và hơn 30% lượng chè được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán bar.

Chè đen chiếm chủ yếu trên thị trường và tỷ trọng liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 chè đen chiếm hơn 90% lượng chè tiêu thụ trên thị trường Liên Bang Nga. Chè đen đóng gói trên 3kg được chiếm tới hơn 80% lượng chè nhập khẩu, chứng tỏ rằng các nhà nhập khẩu Liên Bang Nga thường mua với số lượng

lớn sau đó về tự chế biến lại và đóng gói sau đó mới đem bán. Người dân Liên Bang Nga ngày càng ưa chuộng sử dụng các sản phẩm tiện lợi chất lượng cao và giá thành đắt. Một trong những thương hiệu chè người tiêu dùng Liên Bang Nga ưa chuộng như Lipton, Ahmad và Greenfield. (Cục Xúc tiến Thương mại, 2016)

 Hạt tiêu

Liên Bang Nga hiện đang nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ Việt Nam, lần lượt sau đó là Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Thị trường Nga đang nhập khẩu hai chất lượng hạt tiêu là tiêu nguyên hạt và tiêu bột. Tiêu nguyên hạt được ưa chuộng nhập khẩu hơn chiếm tới 85%, trong đó tiêu đen chiếm chủ yếu vì giá tiêu đen rẻ hơn tiêu trắng nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Hầu hết các công ty/ doanh nghiệp ưa thích mua các loại thực phẩm chưa tinh chế và sau đó sẽ được chế biến tại chỗ. Đó cũng lá lí giải cho việc tiêu thành phẩm được nhập khẩu ít hơn rất nhiều so với tiêu hạt.

 Cao su

Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm cao su giá trị gia tăng nhiều hơn là cao su thiên nhiên. Mặt hàng cao su được nhập khẩu nhiều nhất là Lốp bơm hơi bằng cao su từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đức; tỷ trọng cao su thiên nhiên chiếm tỷ lệ không đáng kế trong cơ cấu nhập khẩu.

 Hạt điều

Liên Bang Nga có khí hậu ôn đới lục địa nên các sản phẩm có nhiều dinh dưỡng như hạt điều rất được ưa chuộng. Liên Bang Nga chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm điều nguyên hạt sau đó các nhà nhập khẩu sẽ mang về các cơ sở nhà máy của mình để chế biến “sâu” hơn, tạo ra các sản phẩm chất lượng có thể đưa vào các chuỗi siêu thị hiện đại như điều rang, điều rang muối được đóng gói trong bao bì đẹp mắt. Nhu cầu đối với hạt điều tại Liên Bang Nga ngày càng gia tăng qua các năm. Hơn 80% hạt điều trên thị trường Liên Bang Nga có xuất xứ từ Việt Nam.

 Gạo

Người Liên Bang Nga tiêu thụ gạo có xu hướng tăng lên qua các năm. Hiện nay, ở Liên Bang Nga hàng năm trung bình sử dụng khoảng 4,5-5 kg gạo/ người,

các nước châu Âu - khoảng 2 kg/người, những nước khu vực châu Á - 150 kg/người. Dung lượng thị trường Liên Bang Nga dao động từ 650 - 700 ngàn tấn gạo. Gạo không phải là mặt hàng nông sản chính của Nga mà người dân nước nay tiêu thụ các nông sản chủ yếu là lúa mì và ngũ cốc (Cục Xúc tiến Thương mại, 2016). Liên Bang Nga nhập khẩu gạo chủ yếu từ các thị trường Ấn Độ (chiếm 28%), Pakistan (chiếm 20,8%), Mianma (chiếm 15,6%), các nước khác: Campuchia, Thái Lan, Paragoay, Việt Nam, Trung Quốc, … còn lại chiếm 35,6%. Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường Liên Bang Nga chưa được nhiều so với các nước khác (Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương 2016, tr.5).

Người dân Liên Bang Nga chủ yếu ưa chuộng Gạo hạt dài, đặc biệt là Gạo đồ hạt dài với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3, chiếm hơn nửa kim ngạch nhập khẩu Gạo.

 Rau, củ, quả

Các rau, củ được ưa chuộng nhất ở thị trường Liên Bang Nga bao gồm cà chua, hành, dưa chuột, khoai tây và cà rốt, trong đó cà chua chiếm tới hơn 35% kim ngạch nhập khẩu rau củ của nước này. Vì nhu cầu đối với các mặt hàng rau củ quả rất lớn nên cung trong nước không đáp ứng đủ, Liên Bang Nga phải nhập khẩu nhiều từ các quốc gia như Trung Quốc, Ma rốc, Isarel. Các sản phẩm rau củ tươi rất được ưa chuộng và chú trọng về chất lượng vì tiêu dùng số lượng lớn nên người tiêu dùng Nga có xu hướng mua các sản phẩm tại chuỗi siêu thị hoặc đại siêu thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)