2.3 Thách thức đối với xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang
2.3.3 Những yếu kém của sản xuất nông nghiệp củaViệt Nam
Là một nước nông nghiệp truyền thống nhưng những hạn chế trong nông nghiệp nước ta đã bộc lộ khá rõ, không chỉ là vẫn nạn được mùa mất giá mà vấn đề nổi cộm nhất vẫn tập trung vào năng suất, chất lượng, hiệu quả và sưc cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Những yếu kém của sản xuất nông nghiệp Việt Nam có thể kể đến như:
Thứ nhất, mô hình phát triển nông nghiệp Việt Nam chủ yếu nhấn mạnh vào vai trò hộ gia đình nông dân như một chủ thể của sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó năng lực của hộ gia đình là chưa đủ nếu muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay đòi hỏi rất nhiều yếu tố như vốn, năng lực áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, hiểu biết nhu cầu thị trường thế giới, các quy trình sản xuất, chế biến đồng bộ quy mô lớn, nông sản phải đạt được chuẩn quốc tế để đứng vững trên thị trường thế giới… nhưng quan trọng nhất là phải biết lựa chọn khâu sản xuất kinh doanh nào đem lại giá cao trị cao nhất trong chuỗi giá
trị sản xuất và kinh doanh nông nghiệp toàn cầu. Quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ, manh mún và không tập trung như Việt Nam hiện nay rất khó để đạt được trình độ cao như nông nghiệp các quốc gia phát triển trên thế giới đang làm.
Thứ hai, nông nghiệp việt nam thiếu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 40% dân số làm việc trong lĩnh vực này vì vậy sản xuất nông nghiệp đóng góp vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp còn thấp, mặc dù hiện nay mặc dù hiện nay một số tập đoàn lớn của Việt Nam như Tập đoàn FPT, Tâp đoàn VinGroup hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.. đã bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư vào nông nghiêp nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn còn rất ít trong khi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể. Định hướng xây dựng nên nông nghiệp công nghệ cao với cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, gắn theo chuỗi giá trị vẫn còn chuyển biến chậm. Sản xuất nông nghiệp chưa biết áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật hiện đại, thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao. Phần lớn vật tư, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhân lực nông nghiệp nhiều nhưng không chất, không có nhiều kiến thức về sản xuất cũng như các công nghệ hiện đại về sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Nông nghiệp Việt Nam hiện thiếu nhiều cán bộ đầu ngành giỏi về nông nghiệp, thiếu các đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao. Nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trong phục vụ sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học thiếu nhân lực trình độ cao, điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn nặng về lý thuyết mà thiếu đi tính thực tiễn.
Thứ ba, hạn chế về tiếp cận vốn nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành lợi thế của Việt Nam trong hội nhập thế giới nhưng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng vốn đầu tư của xã hội. Hiện nhà nước có 5 nguồn vốn dành
cho lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tài chính vi mô, và tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp còn rất thấp. Vì thế cần có thêm các cơ chế hợp lý để thu hút đầu tư nông nghiệp như giảm thuế cho Doanh nghiệp, bù lãi suất…Việc tiếp cận với tín dụng ở nông thôn còn găp nhiều khó khăn vì thiếu tải sàn thế chấp, đa phần chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có chi nhánh ở cấp địa phương.
Thứ 4 là việc sử dụng quá nhiều phân bón trong nông nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông sản. Do thiếu kiến thức trong canh tác nông nghiệp, nhiều nông dân sủ dụng lãng phí và bữa bãi các hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không theo liều lượng, quy định được hướng dẫn, vì thế khiến cho nông sản không có chất lượng tốt, không đảm bảo được việc đáp ứng các chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Bài toán quan trọng nhất cho nông sản Việt Nam vẫn luôn là chất lượng bởi trong lịch sử rất nhiều lần các nông sản Việt Nam cũng như thủy sản bị tạm dừng hoặc cấm nhập khẩu bởi các đối tác nước ngoài.