2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang Nga gia
2.1.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam xuất sang Liên Bang Nga trong thời gian bao gồm cao su, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, chè, hạt tiêu và gạo.
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga giai đoạn 2012 -2016
Đơn vị: Giá trị (Triệu USD), Tốc độ tăng trưởng (%), Tỷ trọng (%)
Tên nông sản Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá trị Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Cao su 18,6 7,97 - 10,4 3,70 55,91 7,1 2,54 68,27 6,9 3,03 97,18 10,65 4,23 154.35 Hạt điều 54,4 23,30 - 58,2 20,68 106,99 56,7 20,29 97,42 23,3 10,24 41,09 34,60 13,73 148.50 Cà phê 82,6 35,37 - 93,3 33,16 112,95 122,3 43,77 131,08 104,0 45,71 85,04 118,47 47,02 113.91 Hàng rau quả 28,4 12,16 - 32,5 11,55 114,44 37,1 13,28 114,15 22,9 10,07 61,73 23,46 9,31 102.45 Chè 21,6 9,25 - 19,3 6,86 89,35 18,7 6,69 96,89 22,4 9,85 119,79 22,84 9,07 101.96 Hạt tiêu 20,4 8,74 - 25,4 9,03 124,51 27,0 9,66 106,30 28,8 12,66 106,67 32,40 12,86 112.50 Gạo 7,5 3,21 41,7 14,82 556,00 10,5 3,76 25,18 19,2 8,44 182,86 9,51 3,77 49.53 Tổng 233,5 100 280,80 100 279,40 100 227,5 100 251,93 100
Xét trong cả giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, trong bảy mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga là cao su, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, chè, hạt tiêu và gạo thì chỉ có hạt tiêu, chè và cà phê là duy trì được mức độ tăng trưởng ổn định trong khi các mặt hàng khác tăng trưởng rất thất thường, đặc biệt là gạo.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu của hạt tiêu năm 2013 tăng 25,2% so với năm 2012, năm 2014 tăng 6,3%, năm 2015 tăng 6,67% , năm 2016 tăng 12,5% so với các năm trước đó. Trong khi đó mặt hàng chè cũng chứng minh được mức độ tăng trưởng của mình nếu xét trong cả giai đoạn 5 năm, tuy nhiên tăng trưởng không ổn định và đồng đều như hạt điều. Cụ thể, từ năm 2012 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu chè giảm liên tục, năm 2013 sụt giảm 10,65% so với 2012, năm 2014 giảm ít hơn với 3,11% so với năm 2013. Tuy nhiên, trong 2 năm tiếp theo, chè đã mức tăng trưởng liên tục với kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với các năm trước. Giá trị xuất khẩu của cà phê tăng liên tục từ năm 2012 đến 2014, năm 2013 tăng 12,95% so với 2012, năm 2014 tăng 31,08%- đây là mức tăng trưởng rất tốt cho các mặt hàng nông sản. Năm 2015 KNXK cà phê sang Liên Bang Nga chỉ còn 85% so với năm trước đó tuy nhiên đã hồi phục đáng kể trong năm 2016 với mức tăng trưởng 18.47%. Hơn 80% hạt điều trên thị trường Liên Bang Nga là nhập khẩu từ Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Liên Bang Nga không ổn định. Gạo là mặt hàng có mức tăng trưởng kém ổn định nhất trong 7 mặt hàng nông sản.
Trong cơ cấu các mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu sang Liên Bang Nga thì cà phê và hạt tiêu là hai mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm. Cà phê ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình với giá trị xuất khẩu năm 2016 chiếm gần một nửa tổng kim ngạch XKNS của Việt Nam sang Liên Bang Nga. Xếp sau tỷ trọng của cà phê, lần lượt là các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu, hàng rau quả, chè, gạo và cao su.
Bảng 2.3: Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga
(Đơn vị tính: %) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cao su 0,39 0,22 0,17 0,26 0,38 Hạt điều 84,40 88,10 88,90 90,80 88,40 Cà phê 16,20 18,13 21,40 20,35 22,94 Hàng rau quả 0,32 0,35 0,44 0,39 0,45 Chè 3,32 2,94 2,90 3,51 4,17 Hạt tiêu 45,03 61,04 69,48 83,66 72,33 Gạo 6,08 30,17 6,65 19,15 11,06
Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế ITC website www.trademap.org và Tổng cục thống kê website http://www.gso.gov.vn
Trong bảy mặt hàng NSXK chủ lực, hạt điều, hạt tiêu và cà phê là ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Liên Bang Nga với tỷ trọng lần lượt là 88,4%, 72,33% và 22,94%. Các mặt hàng có tỷ trọng tăng đều và ổn định là hạt tiêu, cà phê và hạt điều. Các mặt hàng có tỷ trọng tăng nhưng vẫn còn thấp là cao su, hàng rau quả và chè. Riêng mặt hàng gạo, tỷ trọng kém ổn định nhất trong cơ cấu nhập khẩu của Liên Bang Nga.
2.1.3 Chất lượng sản phẩm
Thị trường nông sản Liên Bang Nga là thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng trong khi không phải là thị trường nông sản quá khó tính như Mỹ, EU, Nhật nên sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh nhiều với các sản phẩm tương tự từ các quốc gia khác.
Cà phê
Liên Bang Nga hiện đang nhập khẩu chủ yếu cà phê xanh (chưa rang) từ hai quốc gia là Việt Nam và Brazil, trong đó cà phê Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất
với 23%. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới nên phần lớn cà phê Việt Nam xuất vào thị trường Nga là cà phê Robusta. Điều này hoàn toàn phù hợp với thói quen của người tiêu dùng Nga ưa chuộng cà phê hòa tan được làm chủ yếu bởi loại cà phê Robusta. Giá cà phê Việt Nam thì luôn cạnh tranh rất nhiều so với đối thủ Brazil.
Chè
Hơn 80% kim ngạch nhập khẩu chè của Liên Bang Nga là chất lượng chè đen đóng gói trên 3kg đến từ Srilanka, Ấn Độ, Kenya và Việt Nam. Chất lượng chè đen
đóng gói sẵn hơn 3kg đang chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Liên Bang Nga nhưng hiện chè Việt Nam chiếm một thị phần rất nhỏ tại Liên Bang Nga, chưa đến 10% trong khi Srilanka và Trung Quốc mỗi quốc gia chiếm tới 30% (Cục Xúc tiến Thương mại, 2016). Xét về cơ cấu chè xuất khẩu, chè của Việt Nam đang đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường Liên Bang Nga. Tuy nhiên, chất lượng chè Việt Nam rất thiếu tính ổn định. Cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, việc dùng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư lượng thuốc trên sản phẩm chè cao như hiện nay. Đây là lý do khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác Đài Loan và EU cảnh báo hoặc trả về. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam luôn bị trả rẻ nhất, chỉ bằng 60 – 70% giá chung của thế giới.
Hạt tiêu
Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất vào thị trường Liên Bang Nga, xếp sau lần lượt là Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà nhập khẩu nông sản thực phẩm của Nga thường ưa chuộng nhập khẩu các sản phẩm nông sản thô và sau đó chế biến sâu tại nước mình vì thế cho nên hơn 80% tiêu nhập khẩu là tiêu nguyên hạt. Điều này vô hình chung lại rất phù hợp với Việt Nam khi ngành công nghiệp chế biến tiêu của nước ta chưa phát triển. Chất lượng hạt tiêu của Việt Nam phần nào đáp ứng tương đối tốt các tiêu chuẩn chất lượng của nước sở tại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) cần phải chú trọng đến hàm lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trong hạt tiêu XK phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật cũng như quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Liên
Bang Nga. Là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới nên giá tiêu Việt Nam rất cạnh tranh so với các đối thủ như Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí có thời điểm hai quốc gia này còn phải nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
Cao su
Sản phẩm cao su chính mà Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga là Cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật, chiếm 84,6% kim ngạch xuất khẩu cao su. Trong khi đó, hơn 50% kim ngạch nhập khẩu cao su của Nga là Lốp loại bơm hơi bằng cao su, được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Sản phẩm cao su thiên nhiên và sơ chế chỉ chiếm 6% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Liên Bang Nga. Vì vậy cho nên chất lượng cao su của Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên chưa được đáp ứng được nhu cầu cao su của thị trường này. Trên thị trường cao su tự nhiên Liên Bang Nga, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cao su tự nhiên cùng loại từ Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Giá xuất khẩu cao su Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia
Hạt điều
Là nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới nên chất lượng hạt điều Việt Nam đã được cả thế giới công nhận. Chất lượng hạt điều Việt Nam đã đáp ứng phần nào yêu cầu chất lượng của Liên Bang Nga về kích cỡ hạt, độ trắng, tỉ lê hạt lỗi và hư hỏng, đóng gói bao bì,… Đó là lí do hơn 90% hạt điều nhập khẩu của Liên Bang Nga có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy nhiên, hạt điều Việt Nam cũng cần dè chừng Ấn Độ bởi đây là quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai vào Liên Bang Nga.
Gạo
Nga chủ yếu nhập khẩu loại hạt gạo dài với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3. Yêu cầu hàm lượng validamycin (1 hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật) trong gạo không vượt quá 3% tính theo trọng lượng tịnh. Hiện Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia xuất khẩu gạo sang Liên Bang Nga.
Giá gạo XK Việt Nam vẫn luôn thấp hơn gạo cùng loại trên thị trường Liên Bang Nga bởi chất lượng gạo của chúng ta thấp hơn. Hiện nay Việt Nam chủ yếu
sản xuất gạo hạt dài Indica nhưng lại có chất lượng luôn thấp hơn các nước khác. Ở Việt Nam quy định cỡ hạt dài là 6.2 mm, trong khi ở vùng Đông Bắc Thái Lan, giống gạo hạt dài của họ là 7 mm và có thể dài hơn. Đó là chưa kể đến việc sử dụng giống ngắn ngày ở Việt Nam khiến gạo bị bạc bụng, không trong suốt như gạo Thái. Vì vậy nếu về chất lượng, gạo của Việt Nam thường bị đánh giá thấp hơn các quốc gia xuất khẩu nhiều khác vào Liên Bang Nga như Ấn Độ, Thái Lan.
Rau quả
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Liên Bang Nga chưa chiếm đến 0,5 % tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Liên Bang Nga. Nhưng chủng loại xuất khẩu rau quả sang thị trường Liên Bang Nga ngày càng đa dạng về chúng loại và chất lượng.
Rau, củ:
Liên Bang Nga nhập khẩu chủ yếu các loại rau củ là cà chua, khoai tây, hành, dưa chuột, bắp cải và cải xoăn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan và Israel . Trong khi đó ba loại rau củ có giá trị xuất khẩu lớn nhất mà Việt Nam đang xuất sang Liên Bang Nga là ngô ngọt, đông lạnh, dưa chuột và ớt quả. Xét về cơ cấu các loại rau củ xuất khẩu của Việt Nam chưa được ứng được nhu cầu về các loại rau củ được ưa chuộng ở thị trường này. Sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn ở quy mô nhỏ, lẻ tẻ, chưa được đầu tư nhiều về khoa học kỹ thuật nên sản lượng rau củ còn thấp và giá thành cao. Không những vậy, khoảng cách địa lý của Việt Nam và Liên Bang Nga
khá xa nên nếu rau củ vận chuyển đường biển thì chất lượng khó đảm bảo trong khi nếu vận chuyển bẳng hàng không thì chi phí cao đẩy giá thành cao hơn.
Rau quả Việt nam có một số loại được Liên Bang Nga chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn nhiều yếu kém về mặt chất lượng và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng. Tất cả các loại rau nhập khẩu vào thị trường Liên Bang Nga đều phải đáp ứng các điều khoản của Luật bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua rau quả của chúng ta vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn các quy định của Liên Bang Nga. Đó
là lí do KNXK rau của Việt Nam sang Liên Bang Nga còn hết sức khiêm tốn so vơi nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.
Trái cây tươi:
Liên Bang Nga hiện đang nhập khẩu nhiều nhất các trái cây tươi là cam quýt, chuối, táo, lê, quả mơ, đào, mận, dâu tây, nhãn từ Ecuador, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Serbia trong khi đó những trái cây truyền thống chúng ta hay xuất khẩu sang thị trường này là chuối, vải, chôm chôm, nhãn, bưởi. KNXK trái cây tươi sang
Liên Bang Nga còn thấp là chủ yêu do công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật có hại, bảo vệ chất lượng quả cũng như công nghệ bảo quản rau quả tươi của chúng ta chưa được ứng dụng rộng rãi. Kho lạnh ít, nhưng phần lớn đặt không đúng chỗ, ít phát huy tác dụng. Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều. Đặc biệt khoảng cách địa lý Việt Nam và
Liên Bang Nga rất xa nên việc bảo quản chất lượng cũng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng của trái cây tươi. Hiện nay, Việt Nam cũng đang cố gắng để đa dạng các mặt hàng quả tươi xuất khẩu sang Liên Bang Nga như dứa, quả hạch, ổi, xoài, măng cụt, quả chanh, quả chấp, đu đủ, dưa hấu, đào, mơ, me, sung, dưa lê, quất.