Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đối với quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 30 - 32)

1.3. Khái quát về mặt hàng nông sản

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đối với quốc gia

1.3.3.1. Yếu tố khách quan

 Nhu cầu của thế giới

Nông sản là các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày nên việc tiêu dùng nông sản diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì vậy, XKNS của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thế giới. sự gia tăng dân số thế giới làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm, qua đó sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp XKNS đẩy mạnh việc xuất khẩu.

 Giá nông sản trên thị trường thế giới

Giá nông sản xuất khẩu cao hay thấp có tác động lớn đến hoạt động sản xuất trong nước, từ đó ảnh hưởng đến quy mô hàng xuất khẩu (nhập khẩu) của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó cao với điều kiện quốc gia đó có lợi thế nhất định để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì quốc gia sẽ có hướng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nước, song giá xuất khẩu cao lại khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong nước giảm. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu là một trong hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa. Bởi vậy, giá xuất khẩu tăng sẽ làm KNXK hàng hóa tăng (tác động cùng chiều) và ngược lại.

 Chính sách nhập khẩu nông sản của các quốc gia

Rào cản thương mại quốc tế bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Khi các rào cản thương mại tăng lên tức là thuế nhập khẩu tăng hoặc yêu cầu về các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng cao hơn. Kết quả sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể làm giảm KNXK và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Ngược lại, khi các rào cản này giảm đi (tức là quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn linh hoạt…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu quốc tế (thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia)

1.3.3.2 Yếu tố chủ quan

 Lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp

Mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như khí hậu nhiệt đới với bốn mùa rõ rêt, đất đai đa dạng phong phú, sông ngòi dầy đặc, lao động dồi dào, tài nguyên nhiên nhiên ưu đãi,… Đây đều là những lợi thế so sánh tự nhiên và xét trong chuỗi giá trị toàn cầu còn gọi là lợi thế so sánh bậc thấp. Vì thế, việc phát triển xuất khẩu chủ yếu dựa vào những lợi thế thế này sẽ đưa đến kết quả là sản lượng xuất khẩu nhiều song lợi ích thu được từ xuất khẩu lại không cao.

 Trình độ chế biến nông sản

Chế biến nông sản (CBNS) bao gồm quá trình thu hoạch, bảo quản và cải biến ra các sản phẩm nông sản mới từ các nông sản thô ban đầu. Các quốc gia luôn định hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô và tăng tỷ trọng nông sản chế biến sâu để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu nông sản được đưa đi xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế hoặc chế biến thô nên giá bán thấp và không cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ.

 Chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước

nước. Chính phủ và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược tổng thể cho xuất khẩu nông sản của quốc gia cũng như các chính sách hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động xuất khẩu. Nếu các doanh nghiệp được sự hỗ trợ đúng đắn, kịp thời từ các cơ quan Quản lý Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu sẽ diễn ra thuận lợi và tốt hơn.

 Sự phát triển của cơ sở vật chất hạ tầng và khoa học kỹ thuật

Các hạ tầng như công trình giao thông, cảng biển, trạm vận chuyển, kho, bến bãi, đường xá… ảnh hương trực tiếp đến quá trình xuất khẩu nông sản. Nếu cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNXK. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất và chế biến nông sản đóng một vai trò quan trọng. Việc lai tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao hay áp dụng các công nghệ sạch trong sản xuất sẽ góp phần rất lớn gia tăng KNXK và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 30 - 32)