Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 63 - 66)

2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang Nga gia

2.1.4 Đánh giá chung

2.1.4.1 Thành công

Xét trong giai đoạn 2012-2016 phân tích ở trên, trước hết phải khẳng định rằng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên Bang Nga, đặc biệt là nông sản xuất khẩu vẫn duy trì tương đối ổn định và có những bước phát triển nhất định, góp phần đưa Liên Bang Nga trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 26 của Việt Nam. Chỉ với bảy mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng nông sản xuất xuất khẩu đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia, khi chiếm tới hơn 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang Liên Bang Nga. Mức độ đóng góp của nông sản chỉ xếp ngay sau nhóm ngành Điện tử và linh kiện.

Xét về giá trị xuất khẩu, bốn trên bảy mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam gồm cà phê, chè, hạt tiêu và gạo đều có có giá trị xuất khẩu tăng đều trong giai đoạn vừa qua. Đây là một thành công mà chúng ta cũng đa phải nỗ lực đạt được vì hàng nông sản của chúng ta đang trên con đường chạy đua cạnh tranh khốc liệt với các nông sản từ nhiều quốc gia khác ngay khi Liên Bang Nga gia nhập WTO vào năm 2012.

Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Liên Bang Nga tăng liên tục đều và ổn định trong suốt thời gian từ năm 2012 đến 2016, thậm chí có một số mặt hàng, tỷ trọng đã tăng gần như gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm. Trên thị trường Liên Bang Nga, hạt tiêu và hạt điều Việt Nam dường như không có đối thủ khi hơn 80% sản lượng nhập khẩu những mặt hàng này có nguồn gốc Việt Nam (Năm 2015).

Những thành công khác của ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam còn thể hiện ở việc đa dạng hóa các loại rau củ quả tươi khác xuất khẩu sang Liên Bang Nga bên cạnh những loại rau quả truyền thống. Đây cũng là một trong những cách góp phân gia tăng tỷ trọng hàng nông sản Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của Liên Bang Nga. Với mức xuất khẩu đều và ổn định, hàng nông sản của Việt Nam ngày càng chứng tỏ được chất lượng và tiếng nói của mình trên thị trường nông sản Liên Bang Nga. Đây là kết quả xứng đáng cho những cố gắng không ngừng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

2.1.4.2 Hạn chế

Từ những phân tích về yếu tố thị trường nông sản cũng như quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, giá trị xuất khẩu của mặt hàng nông sản Việt Nam chưa tương xứng với kim ngạch nhập khẩu nông sản mà Liên Bang Nga đang nhập từ thế giới. Liên Bang Nga hiện đang nhập khẩu rất nhiều nhóm hàng nông sản khác nhau từ các quốc gia nhưng hiện Việt Nam chỉ có đúng bảy mặt hàng nông sản chủ lực xuất sang Liên Bang Nga, một con số quá nhỏ so

với hàng nghìn mặt hàng nhập khẩu khác. Điều đó cũng lý giải lí do vì sao KNXK nông sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao chúng ta vẫn còn chưa đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu để giờ đây chỉ phụ thuộc vào đúng một số mặt hàng xuất khẩu này.

Một số mặt hàng nông sản chúng ta coi là “chủ lực” để xuất khẩu sang Liên Bang Nga nhưng mức độ tăng trưởng không ổn định. Một phần lí do có thể xuất phát từ thị trường thế giới, lí do khác xuất phát từ việc chất lượng nông sản Việt Nam chưa bắt kịp được với yêu cầu mới về chất lượng của thị trường nhập khẩu. Vì thế, với các mặt hàng này, chúng ta cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về những yêu cầu mới để đáp ứng, qua đó đảm bảo kim ngạch xuất khẩu ổn định.

Một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Việt Nam nhưng khi đem so sánh với mức độ nhập khẩu của Liên Bang Nga thì tỷ trọng không đáng kể, thậm chỉ chưa đến 0,5%. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng nhu cầu của thị trường Liên Bang Nga là rất lớn nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thể tận dụng hết được. Với những kỳ vọng của Chính phủ hai quốc gia cũng như mối quan hệ chính trị kinh tế tốt đẹp trong một thời gian dài, chúng ta cần đưa giá trị xuất khẩu đạt đến một con số cao hơn. Với tỷ lệ rất nhỏ các nông sản Việt Nam trong cơ câu nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga, đây là một dấu hỏi lớn cho những ngành mà chúng ta coi là chủ lực. Thị trường Liên Bang Nga rộng lớn tiềm năng nhưng tại sao các sản phẩm của chúng ta lại gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu như vậy.

Hạn chế của nông sản Việt Nam một phần xuất phát từ chất lượng nông sản của chúng ta không đáp ứng được yêu chất lượng của thị trường Liên Bang Nga.Ví dụ như Liên Bang Nga nhập khẩu rất nhiều cao su từ thế giới nhưng số lượng nhập khẩu của từ Việt Nam thì rất ít bởi vì quy cách chất lượng của chúng ta không phù hợp với thị trường. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các mặt hàng gạo và chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)