Tiềm năng, lợi thế và hạn chế củaViệt Nam về xuất khẩu nông sản sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 46 - 51)

1.5.1 Tiềm năng

Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Cụ thể:

 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Về đất đai, tài nguyên đất Việt Nam khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau, trong đó có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit và đất phù sa. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng thích hợp nhất với cây lúa nước và các cây ngắn ngày khác. Đất feralit chiếm diện tích 16ha chủ yếu ở trung du, miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, khoai, đậu…

Về khí hậu, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ầm, do đó cây cối sinh trưởng nhanh, phát triển tốt; có thể đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp thông qua các biện pháp thâm canh, tăng vụ. Không những vậy, sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho cơ cấu cây trồng đa dạng có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới. Ví dụ: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền núi và cao nguyên có khí hậu mát mẻ nên trồng được rất nhiều loại cây ôn đới, cận nhiệt đới: chè, khoai tây, bắp cải, su hào, táo,...Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, Việt Nam có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc phục vụ nguồn nước tưới dồi dào phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp.

 Nhân lực

Dân số Việt Nam năm 2016 là 92,70 triệu người trong đó có có 53,3 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó bao gồm 22,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 42,2% tổng số. Với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo với nhiều kinh nghiệm sản xuất nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế này cùng với việc kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật thì nền nông nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được năng suất cao.

 Chính sách của Đảng và Nhà nước

Xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp thuần túy nên quan điểm của Nhà nước là luôn coi Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo của nền kinh tế. Vì vậy sản xuất, chế biến và XKNS luôn nhận được sự quan tâm và chú trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt với các mặt hàng NSXK chủ lực của Việt Nam như chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều và rau quả,… Các chính sách phát triển xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả của Chính phủ đã tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Với những tiềm năng lớn như vậy, triển vọng sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam ngày càng mở rộng. Việc cần làm ngay lúc nào là sao có tận dụng tối đa những ưu thế này để nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển hiện đại.

1.5.2 Lợi thế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga

 Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga có truyền thống lâu đời Việt Nam đã thiết lập quan hệ với Liên Bang Nga vào ngày 30/1/1950. Quan hệ Việt - Nga là mối quan hệ hiếm có vì nó bắt nguồn từ gốc rễ bền chặt của nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống và tương trợ lẫn nhau. Mối quan hệ này đã được kiểm nghiệm và thử thách qua thời gian. Với mong muốn phát huy truyền thống hữu nghị và hợp tác tốt đẹp đó, lãnh đạo hai nước đã quyết định nâng tầm quan hệ Việt Nam-Liên Bang Nga thành đối tác chiến lược (năm 2001) và sau này là đối tác chiến lược toàn diện (năm 2012), thúc đẩy hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trên cả kinh tế và chính trị. Hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam- Liên Bang Nga thời gian qua phát triển năng động với nhiều tiềm năng để phát triển mạnh và với sự nỗ lực phấn đấu của cả hai bên.

 Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế thế giới

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào môi trường kinh doanh quốc tế, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương trong và ngoài khu vực đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và là động lực kích thích sự năng động và phát triển của ngành nông sản Việt Nam. Không nhưng cần đảm bảo chất lượng

nông sản tốt mà còn phải tăng năng suất những mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế để giữ vững vị trí là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.

 Một số mặt hàng nông sản Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

Với những tiềm năng sẵn có của mình, Việt Nam đã có 4 mặt hàng nông sản hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới, đó là gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê. Cụ thể, tính đến năm 2016, Việt Nam đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu; đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê và đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Với lợi thế về việc một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, đây có thể coi là lợi thế rất lớn để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu không chỉ các mặt hàng chủ lực này mà còn cả các mặt hàng nông sản khác sang thị trường Liên Bang Nga. Với dân số 142,42 triệu người tiêu dùng trong đó tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển, Liên Bang Nga vẫn là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông sản.

Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên Bang Nga thì chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên còn hạn chế về vốn, quy mô, thiếu liên kết nên khả năng cạnh tranh trên thị trương còn bị hạn chế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn thiếu sự chủ động trong việc tiếp cận, tìm hiểu thông tin về thị trường Liên Bang Nga để đáp ứng được yêu cầu của thị trường cũng như mở rộng và phát triển bạn hàng. Tuy Việt Nam có nhân công rẻ nhưng việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất còn rất hạn chế. Việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm vần chưa được doanh nghiệp chú trọng. Việc chỉ tập trung xuất khẩu các mặt hàng thô khiến giá trị hàng hoá của Việt Nam luôn bị thấp hơn đáng kể so với các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. Việc không chú trọng chất lượng sản phẩm còn là lí do dẫn đến rất nhiều nông sản Việt Nam không vượt qua được rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu trong đó có Liên Bang Nga, trên thực tế rất nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị buộc phải trả về nước do không đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Liên Bang Nga là một thị trường mở, tiềm năng và không khó để gia nhập thị trường này. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh đáng kể từ các quốc gia khác có chủng loại hàng hoá tương đồng. Bản thân rất nhiêu các quốc gia Châu Á cũng có thế mạnh xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,... cũng có chung mục tiêu với Việt Nam khi mà Liên Bang Nga mở rộng sang hướng Châu Á khi đang phải chịu sự cấm vận từ EU.

Hơn nữa thị trường Liên Bang Nga vốn không xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên việc trao đổi hàng hoá nhìn chung còn manh mún, thiếu bài bản, chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt tại Liên Bang Nga thực hiện mà hầu hết chưa có đầu mối giao dịch tập trung ổn định.

Về phương thức thanh toán, các ngân hàng của Liên Bang Nga không dễ cho mở L/C đồng thời phí mở cũng rất đắt. Các doanh nghiệp Liên Bang Nga lại thường áp dụng phương thức trả chậm còn các ngân hàng ở Việt Nam lại chưa có chế độ hỗ trợ trong bán hàng trả chậm cho Nga nên nhiều công ty Việt Nam hiện nay cò những khoản nợ khó đòi với đối tác Nga.

Một khó khăn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam là Việt Nam có khoảng cách địa lý khá xa so với Liên Bang Nga. Đối với việc xuất khẩu nông sản thì khoảng cách địa lý đóng một vai trò quan trọng. Với bất lợi về mặt địa lý, một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu chi phí vận chuyển lớn đến các cảng biển của Liên Bang Nga khiến giá hàng hoá xuất khẩu cao hơn, mặt khác hàng hoá đi lâu trên biển cũng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Tính đến thời điểm hiện tại, một số nông sản Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh khá tốt thị trường Liên Bang Nga. Tuy nhiên, FTA được kì vọng được sẽ mang lại một luồng gió mới hơn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga khi chúng ta đang được hưởng những ưu đãi thuế quan lớn cho không chỉ mặt hàng nông sản chủ lực mà còn nhiều mặt hàng khác.

1.6 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga của một số nước và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)