Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 73 - 75)

2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang Nga

2.2.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Hiệp định thương mai Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu mang lại kì vọng lớn cho việc thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam qua đó chúng ta có thể mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa tiềm năng phát triển nông nghiệp của nước ta.

Đây là một cơ hội rất lớn đối với nông sản Việt Nam xét trong bối cảnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam là rất hạn chế so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên đặc biệt trong khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy nhiên trong khi FDI tăng trưởng đều qua các năm thì nguồn vốn FDI chảy vào lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thấp và đang có xu hướng giảm. Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thu hút được 518 dự án FDI còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 3,54 tỷ USD.Tuy nhiên lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng FDI, cụ thể năm 2012 chiếm 0,6%, năm 2013 chiếm 0,8%, năm 2014 chiếm 0,5% và năm 2015 chiếm 1% qua đó chưa xứng với nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam (Cục Đầu tư nước ngoài 2016). Không những vậy quy mô vốn trung bình của dự án trong ngành nông nghiệp rất nhỏ, khoảng 6,7 triệu USD/dự án. Có một thực trạng trong FDI là phân bổ không đồng đều, FDI chỉ chủ yêu tập trung vào lâm sản chế biễn gỗ, chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi trong khi ngành nông sản và thủy sản rất ít được quan tâm.

Tính đến hết năm 2015, Liên Bang Nga xếp thứ 30 trong số các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cac dự án đầu tư của Liên Bang Nga chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, chế tạo và năng lượng… (Cục Đầu tư nước ngoài, 2016). Việc ký kết FTA giữa EAEU và Việt Nam được mong đợi sẽ gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ Việt Nam và Liên Bang Nga. Với các cam kết giảm thuế, quy định về đầu tư trong Hiệp định cùng với việc Việt Nam ngày càng mở rộng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài, ban hành quy định cụ thể bảo vệ các nhà đầu

tư nước ngoài thì môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các đối tác trong liên minh. Liên Bang Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư vào Việt Nam vì thế việc mở rộng thêm vão lĩnh vực nông nghiệp không gây quá nhiều khó khăn. Việc đầu tư vào lĩnh vưc nông nghiêp nói chung và nông sản nói riêng sẽ giúp LBN tận dụng tốt các cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA, ví dụ như Việt Nam giảm thuế quan nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùn từ Liên Bang Nga. Nếu các Doanh nghiệp Nga đầu tư tại Việt Nam, họ có thể nhập khẩu những mặt hàng này từ quốc gia mình với thuế suất ưu đãi, vừa góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Liên Bang Nga. Một số mặt hàng nông sản Liên Bang Nga không thể tự trồng và phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài nên họ hoàn toàn có thể tận dụng các lợi thế phát triển nông nghiệp của Việt Nam (khí hậu nhiệt đới, đất đai thích hợp cho cây trồng nhiệt đới, sản phẩm nông sản đa dạng phong phú về chủng loại chất lượng, nhân công giá rẻ, có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp), sau đó đầu tư và phát triển các mặt hàng nông sản này tại Việt Nam và xuất khẩu trở lại thị trường nội địa với mức thuế suất 0%. Đồng thời, các doanh nghiệp Liên Bang Nga có thể đáp ứng được điều kiện quy định trong FTA là các sản phẩm xuất khẩu hàm lượng nguyên liệu xuất xứ từ nội khối. Với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp vốn có của mình cũng như khoa học kỹ thuật hiện đại, Liên Bang Nga chắc chắn sẽ làm rất tốt việc trồng trọt và phát triển các nông sản tại Việt Nam.

Đa phần các sản phẩm nông sản Việt Nam đều được xóa bỏ thuế quan khi xuất khẩu vào EAEU trong khi nông sản các nước vẫn bị áp thuế nhập khẩu. Vì thế, các quốc gia khác có thể tận dụng cơ hội đầu tư và phát triển nông sản tại Việt Nam sau đó xuất khẩu sang EAEU với mức thuế ưu đãi 0% và nhiều lợi thế khác. Cơ hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ Liên Bang Nga, từ các quốc gia khác trong và ngoài Liên Minh là rất lớn đối với Việt Nam. Việc chúng ta cần làm bây giờ là có sự chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất, về hành lang pháp lý và quan trọng nhất là yếu tố con người để tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)