Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 106 - 117)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu củaViệt Nam sang thị trường Liên Bang

3.3.2. Giải pháp vi mô

Bên cạnh việc thực hiện tốt các Giải pháp Vĩ mô, chúng ta cần có sự kết hợp nhịp nhàng với các nhóm Giải pháp Vi mô để có thể tận dụng tốt nhất những ưu thế mà FTA đã mang lại cho nông sản xuất khẩu Việt Nam sang Liên Bang Nga.

3.3.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội

3.3.2.1.1 Nâng cao chất lượng nông sản để gia tăng cạnh tranh xuất khẩu

Trên thị trường Liên Bang Nga hiện nay, hàng hóa Việt Nam đã phải cạnh tranh quyết liệt với các nông sản từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, v.v.. Chính vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu, chúng ta cần phải chú trọng vào chất lượng, cụ thể:

Gia tăng xuất khẩu nông sản chế biến thay vì nông sản thô: việc xuất khẩu nông sản thô dễ dàng hơn nông sản chế biến rất nhiều. Nông sản sau khi thu hoạch chỉ sơ chế đơn giản trong thời gian ngắn và tiến hành xuất khẩu nên hàm lượng giá trị thấp trong khi nông sản chế biến trải qua quá trình chế biến, bảo quản, đóng gói phức tạp hơn nên giá trị cũng lớn hơn rất nhiều so với nông sản thô. Vì vậy, cho chiến lược nông sản bền vững các Doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa vào nông sản chế biến, giúp đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, định hình chất lượng riêng trong tâm trí người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đững vững trong thời gian dài.

Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: cách mạng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả tích cực như năng suất cao, chất lượng tốt và làm gia tăng gia trị xuất khẩu của hàng nông sản. Chất lượng nông sản

đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch từ nước nhập khẩu.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng trước khi xuất khẩu: Các DNXK trước hết cần phải nắm rõ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch cho các nông sản sang Liên Bang Nga để từ đó định ra quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến đáp ứng tốt những tiêu chuẩn đó. Các DNXK nên thành lập phòng Quản lý chất lượng, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát xem nông sản có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không. Một mặt, đảm bảo cho việc nông sản Việt Nam đáp ứng hàng rào phi thuế quan của Liên Bang Nga, tránh việc bị trả lị; mặt khác gia tăng uy tín đối với các đối tác nhập khẩu.

3.3.2.1.2 Đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu

Hiện Việt Nam đang xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ lực vào thị trường Liên Bang Nga là cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, hạt điều và rau quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu đãi thuế quan mà FTA dành cho bảy mặt hàng này chúng ta còn được hưởng rất nhiều ưu đãi cho các mặt hàng nông sản khác. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản này còn thấp hơn đáng kể so với bảy mặt hàng chủ lực hiện tại nhưng trong trương lai gần thì việc đa dạng hoá các mặt hàng nông sản khác sẽ là một trong những kênh để chúng ta gia tăng hơn nữa KNXK, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào các mặt hàng chủ lực. Không chỉ đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu mà bản thân từng mặt hàng cũng cần phải đa dạng hoá chất lượng, tránh phụ thuộc vào một dòng sản phẩm hoặc chất lượng nào đó, đặc biết, khuyến khích việc nghiên cứu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến, có giá trị cao.

3.3.2.1.3 Tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu

Nông sản là mặt hàng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, vì vậy các Doanh nghiệp cần có biện pháp để ổn định nguồn hàng xuất khẩu, giá cả cạnh tranh, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, nâng cao uy tín trên thị trường, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hoá và thu lợi nhuận lâu dài. Tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân, hợp tác xã thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản để các

doanh nghiệp sẽ mua nông sản của người nông dân thông qua hợp đồng với các nội dung quy định rõ ràng các điều kiện về chất lượng, số lượng... Nâng cao vai trò của các hợp tác xã, chủ vựa, tư thương có kinh nghiệm, phương tiện như là các đại lý của các doanh nghiệp và được hưởng dịch vụ đại lý. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần xây dựng mạng lưới thu mua ngay tại các nhà kho, các nhà máy xay xátvà trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn, các trợ giúp kỹ thuật công nghệ đầu vào sản xuất, các dịch vụ khác cho người nông dân. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể quản lý tốt nguồn nguyên liệu thô trước khi chế biến, mặt khác sẽ có nguồn cung hàng ổn định, giá cả cạnh tranh. Với việc chủ động nguồn hàng, bản thân doanh nghiệp cũng sẽ chủ động trong các quyết định và phương án kinh doanh.

3.3.2.2 Giải pháp vượt qua thách thức

3.3.2.2.1 Tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm thông qua áp dụng tiêu của Liên Bang Nga

Cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu buộc các doanh nghiệp liên tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù trong những năm gần đây năng lục xuất khẩu của nước ta liên tục tăng nhưng thực tế rất nhiều sản phẩm của ta có năng lực cạnh tranh tháp khi so với các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc. Nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tăng các chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm từ đó tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao không những vượt qua được các hàng rào tiêu chuẩn ngày càng khắt khe mà còn chiếm lĩnh được khách hàng ở phân khúc cao của thị trường. Để thực hiện được điều đó, cần tăng cường triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với thị trường Liên Bang Nga.

3.3.2.2.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thị hiếu tiêu dùng của Liên Bang Nga

Thị trường nông sản luôn biến đổi liên tục nên nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Trước hết các Doanh nghiệp phải nắm được rõ nông sản Việt Nam xuất khẩu đang được hưởng những ưu đãi nào, mặt hàng nào giảm

thuế hay chúng ta phải đáp ứng nhứng yêu cầu chất lượng nào ở thị trường Liên Bang Nga, qua đó chúng ta mới có thể xây dựng được chiến lược XKNS bền vững và có lợi nhuận. Đối với một đất nước rộng lớn và dân số đông như Liên Bang Nga, chúng ta cần phải nắm rõ được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nga cho từng loại mặt hàng nông sản. Những phong tục tập quán, văn hóa, sở thích và mức độ sẵn sang chi trả là những yếu tố quyết định mua của người tiêu dùng Liên Bang Nga. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có thể mở các văn phòng đại diện thương mại của công ty tại Liên Bang Nga, qua đó dễ dàng mở rộng các cơ hội kinh doanh, đàm phán kí kết hợp đồng và có được sự tin tưởng của các nhà nhập khẩu Liên Bang Nga. Thông qua các Văn phòng thương mại, Doanh nghiệp có thể cập nhật các thông tin nới nhất về xu hướng của thị trường qua đó đề ra các phương án kinh doanh kịp thời, mang lại lợi nhuận lớn. Trong các trường hợp xảy ra tranh chấp, việc có Văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga sẽ hỗ trợ kịp thời để hai bên giải quyết vấn đề nhanh chóng và tránh giảm thiểu thiệt hại tối đa. Các doanh nghiệp khác thành lập phòng chuyên môn chuyên nghiên cứu thị trường và cập nhât những xu thế mới từ đó có chiến lược phát triển sản phẩm nhanh chóng. Cùng với việc tự nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể tận dùng nguồn thông tin hữu ích qua các cơ quan thương mại tại Liên Bang Nga như đại sứ quán, Lãnh sự quán, thường vụ tại Nga, các cơ quan xúc tiến thương mại cũng như hiệp hội doanh nghiệp tại Nga, cộng đồng người Việt tại Nga. Cần phải tương cường sự gắn kết chặt chẽ giữa các DNXK nông sản với các cơ quan Nhà nước tại Liên Bang Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên hệ với các cơ quan nhà nước Việt Nam để cập nhật tình hình về các chính sách, quy định mới nhập khẩu nông sản để có thể ban hành các chiến lược kinh doanh phù hợp. Không chỉ các cơ quan Việt Nam, DNXK cũng cần chủ động hơn nữa để có thể tự liên hệ với các cơ quan của Liên Bang Nga để yêu cầu sự trợ giúp.

3.3.2.2.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Yếu tố con người là nhân tố quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào.

Đội ngũ người lao động: đa phần đội ngũ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là nông dân. Vì vậy nên trình độ người lao động còn thấp, kĩ thuật canh tác còn kém. Các cơ quan nông nghiệp địa phương có thể tổ chức các buổi trao đổi, hướng

dẫn, đào tạo cho những cán bộ được cử đi học sau đó họ sẽ về truyền đạt lại những kiến thức này để người lao động ứng dụng vào sản xuất. Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, có tính ứng dụng cao của nông dân.

Đội ngũ cán bộ, nhiên viên, quản lý: Đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về chất lượng cần được đào tạo các kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường Liên Bang Nga, qua đó có thể đảm bảo nông sản xuất khẩu có đáp ứng được nhưng tiêu chí xuất khẩu không. Ngoài ra đội ngũ này còn phải nhanh nhạy trong việc cập nhật các quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng nông sản mới ban hành của nhà nước Liên Bang Nga. Đội ngũ nhân vien kinh doanh, trực tiếp tiếp xúc với các nhà nhập khẩu nông sản, cần cái phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu về các loại nông sản xuất khẩu; thêm vào đó cần phải thấu hiểu văn hóa kinh doanh của Liên Bang Nga để dễ dàng đàm phán, trao đổi và kí kết hợp đồng với các đối tác.

3.3.2.3.4 Giải pháp xây dựng thương hiệu, tăng cường xúc tiến thươg mại

Hiện nông sản Việt Nam có chỗ đứng tương đối tại thị trường Liên Bang Nga như hạt tiêu, hạt điều, chè, rau quả đóng hộp… Nhưng bài toán về duy trì thương hiệu vẫn luôn là một câu hỏi khó đối với nông sản Việt Nam tại thị trường này. Ngoài việc đảm bảo cung cấp chất lượng tốt, chúng ta phải không ngừng đa dạng hóa các mặt hàng, chất lượng, chủng loại xuất khẩu, thiết kễ mẫu mã, bao bì để người tiêu dùng dễ dàng nhận ra hàng hóa xuất xứ Việt Nam

Bên cạnh xây dựng thương hiệu, Doanh nghiệp cần phải gia tăng hơn nữa các cơ hội xuất khẩu:

Thứ nhất, Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. Thương mại điện tử có vai trò to lớn trong việc gắn kết các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu với nhau. Để xây dựng một hình ảnh uy tín, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng website chuyên nghiệp, email cụ thể rõ ràng, hình ảnh video sản phẩm bắt mắt, thông tin sản phẩm và công ty được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Nga để các khách hàng Nga dễ dàng tiếp cận.

Thứ hai, phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh nhiệt tình, am hiểu văn hóa Nga; đặc biệt khuyến khích những cá nhân đã từng có thời gian học tập, làm việc tại Liên Bang Nha. Hơn ai hết với những kinh nghiệm của mình, họ sẽ dễ dàng tiếp cận với các nhà nhập khẩu nông sản.

Thứ ba, tăng cường hoạt động giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp đến các khách hàng Nga. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư chi phí cho các chuyến đi tham dự các hội chợ nông sản, gia vị lớn trên thế giới để có thể tiếp cận nhiều hơn đến các đối tác. Hiện Việt Nam cũng đã tổ chức được Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Matxcova, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nông sản Việt tham gia và quảng bá sản phẩm của mình với các đối tác Liên Bang Nga. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước và bản thân Doanh nghiệp cần cố gắng tổ chưc nhiều hơn các hội nông sản như vậy để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng Nga với các sản phẩm NS có nguồn gốc Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu được kì vọng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh, đặc biệt hơn nữa sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, quốc gia lớn nhất EAEU. Nông sản là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp to lớn vào sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm. Liên Bang Nga là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam khi kim ngạch nông sản xuất khẩu đứng vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Bang Nga. Với sự thành công của Hiệp định, Việt Nam đang chờ đón những cơ hội lớn để đẩy mạnh tối đa việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên Bang Nga. Chưa bao giờ cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập sâu vào Liên Bang Nga lại lớn như vậy, vấn đề sẽ chỉ là chúng ta sẽ làm

gì để tận dụng tốt những cơ hội đó. Bên cạnh các cơ hội, nông sản xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thứ đặt ra trong Hiệp định. Làm sao để tận dụng tốt các cơ hội và đối mặt với các thách thức sẽ là câu hỏi đặt ra cho các Doanh Nghiệp Xuất khẩu và các cơ quan Nhà nước liên quan.

Trong luận văn này, tác giả đã khái quát lại một số quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU liên quan tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga cũng như giới thiệu sơ lược về thị trường nông sản Liên Bang Nga. Luận văn chú trọng vào các cam kết cắt giảm thuế suất của EAEU cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong giai đoạn 2012 – 2016 và chỉ ra được những cơ hội và thách thức mà nông sản xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt khi Hiệp định đã được thực thi. Qua đó, các dự báo về nhu cầu nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga được đưa ra và đề xuất một số giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô để nông sản Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Hồng Minh, Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EAEU trong FTA Việt Nam – EAEU, Tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCC, Hà Nội 2014

2. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2001- 2012, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2012

3. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương (2014), Báo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm, đồ uống Liên Bang Nga

4. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, Thị trường cà phê Liên Bang Nga qua những con số, Hà Nội 2016

5. Đào Thu Hương, Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI, Hà Nội 2015

6. Đỗ Đức Bình, Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan về phát triển thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh kinh tế á âu (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)